KIẾN THỨC

Nến nhật 

Mô hình nến Nhật là công cụ được sử dụng phổ biến trong phân tích kỹ thuật, dùng để mô tả hành động giá cũng như tâm lý của các nhà giao dịch trong một phiên nhất định.
Trong đó, mỗi một nến được hình thành trong một khoảng thời gian nhất định(VD: H1 - mỗi một giờ sẽ hình thành một cây nến) được thể hiện thông qua 4 giá trị OHLC:
O - Open: Giá mở cửa phiên
H - High: Giá cao nhất phiên
L - Low: Giá thấp nhất phiên
C - Close: Giá đóng cửa phiên
Nến nhật được chia làm hai loại chính:
Nến tăng: Nến có Giá mở cửa < Giá đóng cửa(Nến xanh)
Nến giảm: Nến có Giá mở cửa > Giá đóng cửa(Nến đỏ)
Và mỗi nến hoặc một cụm nến thể hiện một diễn biến tâm lý khác nhau. Tại đây, chúng ta tập trung vào 4 mẫu hình nến chính:


1. Nến búa

Đặc điểm nhận dạng: Là loại nến có thân nhỏ(thường bằng 10-20% chiều dài cây nến được tính từ giá cao nhất -> giá thấp nhất). Không quan trọng màu và râu nến phía dưới càng dài càng tốt.
Mẫu hình nến này thường xuất hiện ở cuối một xu hướng giảm, thể hiện lượng "hấp thụ lực bán" của phe MUA  hoặc sự suy yếu của phe BÁN (nguyên nhân do một khối lượng phe bán giảm mạnh.
--> Đây là một dấu hiệu tuyệt vời cho một chiến lược mua với điều kiện "xu hướng chính" đang là tăng (để hiểu rõ hơn xu hướng là gì chúng ta sẽ đề cập trong bài tiếp theo). Kế hoạch tuyệt vời là chúng ta sẽ đợi kết thúc cây nến trước khi quyết định Mua vào.(hình phía trên)
2. Nến sao băng

Ngược lại hoàn toàn với nến búa chúng ta có nến sao băng.
Mẫu hình nến này thường xuất hiện ở cuối một xu hướng tăng, thể hiện lượng "hấp thụ lực mua" của phe BÁN  hoặc sự suy yếu của phe MUA (nguyên nhân do một khối lượng phe mua giảm mạnh.
--> Đây cũng là một dấu hiệu tuyệt vời cho một chiến lược bán với điều kiện "xu hướng chính" đang là giảm.
3. Nến con xoay
Một  dạng nến đặc biệt thể hiện sự không chắc chắn. Không bên nào hoàn toàn chiếm ưu thế trong thị trường. Với nến này, chúng ta nhận thấy có sự tranh chấp dữ dội của phe MUA & phe BÁN và thường có khối lượng giao dịch lớn trong thời thời gian hình thành.
Đối với dạng này chúng ta nên đứng ngoài và quan sát diễn biết tiếp theo của thị trường. Nếu cây nến tiếp theo là một cây nến Mazubozu (cây nến có thân chiếm >70% chiều dài cây nến) giống như ví dụ trên thể hiện một phe đã hoàn toàn chiếm ưu thế. Trong trường hợp này, một cây nến Mazu màu đỏ thể hiện phe bán đã hoàn toàn chiếm ưu thế, chúng ta có thể cân nhắc vào một lệnh bán nếu xu hướng chính là giảm.


4. Nến Doji

Tương tự như nến con xoay nhưng ở một mức độ tin tưởng lớn hơn. Và kế hoạch là chúng ta sẽ đợi diễn biến thị trường trong cây nến tiếp theo để hoàn toàn xác định được phe nào chiếm ưu thế trên thị trường.
Trên đây là 4 mô hình nến chính mà chúng ta cân ghi nhớ. Hãy chỉ quan tâm tới 4 mô hình nến này, bởi bài ngay tiếp theo đây chúng ta sẽ tìm hiểu phương pháp cộng nến. Sau khi học phương pháp này chúng ta có thể đưa toàn bộ các mô hình nến trở thành 4 dạng trên.

Mô hình nến Nhật là công cụ được sử dụng phổ biến trong phân tích kỹ thuật, tuy nhiên để nhớ được toàn bộ các mô hình thực sự là một việc khó khăn. Vậy có cách nào không? Giải pháp chính là phương pháp cộng nến

Đối với phương pháp này chúng ta dựa trên diễn biến tâm lý của một cụm nến để xác định hành động giá và tâm lý thị trường.
Gióng sang từ 4 giá trị chính:
  • Giá mở cửa cây nến đầu tiên
  • Giá đóng cửa cây nến cuối cùng - Không quan tâm có bao nhiêu cây nến, chỉ quan tâm tới kết quả cuối cùng
  • Giá cao nhất trong cụm nến
  • Giá thấp nhất trong cụm nến
Chúng ta xác định được 4 giá trị chính. Từ đó chúng ta ghép
  • Giá mở cửa cây đầu tiên + Giá đóng cửa cây cuối cùng: Hình thành thân nến. Màu của nến dựa trên sự tương quan của 2 giá trị:
    • Nếu Giá mở > Giá đóng: Nến đỏ - Nến giảm
    • Nếu giá mở < Giá đóng: Nến xanh - Nến tăng
  • Giá cao nhất + Giá thấp nhất hình thành thân nến.
Từ đây chúng ta có thể quy về 05 mẫu hình nến chính: Mazubozu, nến búa, nến sao băng, nến doji, nến con xoay -> Xác định

Một số ví dụ:

Trong các ví dụ trên:
1. Bullish Engulfing: Một cái tên khá khó nhớ tuy nhiên qua cộng nến ta có thể dễ dàng nhận ra đây là một cây nến búa -> MUA
2. Bearish Engulfung: Một cây nến sao băng - BÁN
3. Dark Cloud Cover: Nến sao băng - BÁN
Vậy là chỉ với phương pháp cộng nến đơn giản chúng ta có thể ghi nhớ không giới hạn các mô hình nến mà chúng ta có thể biết đến.
Tuy nhiên để có thể sử dụng và thành thục chúng ta cần thực hành thường xuyên và kết hợp phân tích cơ bản để đưa ra chiến lược giao dịch hợp lý.

Đường xu hướng

Các nhà phân tích kỹ thuật không tin vào lý thuyết bước đi ngẫu nhiên. Thay vào đó, họ tin rằng thị trường dịch chuyển theo xu hướng bằng cách này hay cách khác, và nhà giao dịch kiến tạo ra vận may. Do đó, xác định đúng xu hướng chính là chìa khóa để trở nên lớn mạnh trên thị trường tài chính.
I.TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC XÁC ĐỊNH XU HƯỚNG

Toàn bộ mục đích của việc nghiên cứu các biểu đồ là để xác định xu hướng của thị trường nhằm mục đích tham gia vào xu hướng đó.

Tầm quan trọng của việc xác định xu hướng là GIAO DỊCH THEO CHIỀU CỦA XU HƯỚNG CHÍNH. Bạn chắc chắn từng nghe nói về các chân lý sau đây:

  1. “Luôn giao dịch theo chiều của xu hướng”
  2. “Xu hướng là bạn”
  3. “Đừng bao giờ đi ngược xu hướng
  4. “Hãy bơi theo dòng chảy”
  5. “Hãy chơi thái cực quyền với thị trường.
  6. “Hãy là một con tắc kè hoa khi tham gia thị trường.

II. ƯU ĐIỂM CỦA VIỆC XÁC ĐỊNH XU HƯỚNG
Có ba lợi thế chính của việc xác định xu hướng là:

  1. Đa phần CÁC KHOẢN LÃI LỚN được tạo ra từ các thị trường có xu hướng mạnh - tăng hoặc giảm. Chính những động thái lên xuống lớn giúp bạn kiếm được nhiều tiền nhất.
  2. Bạn sẽ mất tiền khi giao dịch theo xu hướng đi ngang. Bạn nên ĐỨNG NGOÀI trong xu hướng đi ngang.
  3. Bạn sẽ biết khi nào xu hướng đang thay đổi. Bằng cách giao dịch theo hướng của xu hướng chính, bạn có thể: Ngồi trên tàu và thu lời từ những CHUYỂN ĐỘNG LỚN và Tránh được THUA LỖ LỚN.

III.  ĐỊNH NGHĨA XU HƯỚNG

Khái niệm về xu hướng là vô cùng cần thiết trong phương pháp phân tích thị trường bằng phân tích kỹ thuật. Nói chung, XU HƯỚNG chỉ đơn giản là chiều hướng của thị trường - thị trường đang di chuyển theo cách nào.

Thị trường không di chuyển theo một đường thẳng. Các vận động của thị trường đặc trưng bởi một loạt các đường dích dắc (zigzag): Những đường ngoằn ngoèo này giống như một loạt các sóng liên tiếp với các mức đỉnh và đáy khá rõ ràng. Chính hướng của những đỉnh và đáy đó tạo thành xu hướng thị trường và cho chúng ta biết chiều hướng của thị trường - nó đang di chuyển theo xu hướng nào.

IV. CÓ BA LOẠI XU HƯỚNG

Thị trường có thể di chuyển theo ba hướng - TĂNG, GIÁM hoặc ĐI NGANG. Như vậy, chúng ta có xu hướng tăng, xu hướng giảm và xu hướng đi ngang.

1.  Định nghĩa về XU HƯỚNG TĂNG (hay thị trường tăng): Xu hướng tăng được định nghĩa là chuỗi liên tiếp các điểm ĐỈNH SAU CAO HƠN ĐỈNH TRƯỚC và Đ Y SAU CAO HƠN ĐÁY TRƯỚC

2. Định nghĩa về XU HƯỚNG GIẢM (hay thị trường con gấu): Xu hướng giảm được định nghĩa là một chuỗi các điểm ĐỈNH SAU THAP HON ĐỈNH TRƯỚC và Đ Y SAU THẤP HƠN ĐÁY TRƯỚC

Lưu ý một chuỗi các đỉnh (H) sau thấp hơn đỉnh trước và đáy (L) sau thấp hơn đáy trước.

3. Định nghĩa XU HƯỚNG ĐI NGANG (hay thị trường tích luỹ): Xu hướng đi ngang là một chuỗi CÁC ĐỈNH NĂM NGANG và CÁC ĐÁY NẰM NGANG.

Lưu ý các đỉnh (H) và đáy (L) nằm ngang

V CÁCH SỬ DỤNG ĐƯỜNG XU HƯỚNG

  1. Đường xu hướng giúp xác định các điểm cực đại của các giai đoạn điều chỉnh.
  2. Nó cho chúng ta biết khi nào xu hướng đang thay đổi.
  • Miễn là các đường xu hướng không bị vi phạm, nó có thể được sử dụng để xác định các vùng mua, bán.
  • Thông thường, việc phá vỡ lên trên (hoặc phá thủng xuống dưới) đường xu hướng là một trong những cảnh báo sớm tốt nhất về sự thay đổi xu hướng.

VI. CÁCH VẼ CÁC ĐƯỜNG XU HƯỚNG

ĐƯỜNG XU HƯỚNG TĂNG - Để vẽ đường xu hướng tăng, bạn nối mức đáy thấp nhất với mức đáy cao hơn kế tiếp trong một đợt tăng giá. Cần có hai điểm để vẽ đường xu hướng và điểm thứ ba để xác nhận hiệu lực của đường xu hướng. Số lần đường xu hướng này được kiểm tra càng nhiều thì đường xu hướng tăng này càng mạnh.

Nối L1 với L2. Miễn là đường xu hướng tăng không bị vi phạm thì xu hướng vẫn không thay đổi. Sự vi phạm đường xu hướng này là dấu hiệu đầu tiên của sự thay đổi xu hướng.

Đáy thứ ba (3) để xác nhận đường xu hướng này có hiệu lực. Cổ phiếu điều chỉnh để kiểm tra L3 nhưng không vi phạm đường xu hướng. Xu hướng tăng không thay đổi.

ĐƯỜNG XU HƯỚNG GIẢM (DỐC XUỐNG) - Để vẽ đường xu hướng giảm, bạn nối đỉnh cao nhất với đỉnh thấp hơn kế tiếp trong một đợt giảm. Cần có hai điểm để vẽ đường xu hướng và điểm thứ ba để xác nhân đường xu hướng này có hiệu lực. Số lần kiểm tra đường xu hướng này càng nhiều thì đường xu hướng giảm này càng mạnh.

Cách Vẽ Xu Hướng Giảm (Dốc Xuống) – Nối H1 với H2

Nội H1 với H2. Miễn là đường xu hướng giảm không bị vi phạm thì xu hướng vẫn còn nguyên vẹn. Sự vi phạm đường xu hướng này là dấu hiệu đầu tiên của sự thay đổi xu hướng.

VII. SỰ PHÁ VỠ (BREAK) ĐUỜNG XU HƯỚNG

Sự phá vỡ (break) đường xu hướng là một trong những cảnh báo sớm tốt nhất về sự thay đổi xu hướng. Nó cảnh báo về sự thay đổi trong hướng đi của giá. Do đó, trong một xu hướng tăng, sự phá thủng (break down)1] đường xu hướng tăng cho thấy sự thay đổi xu hướng thành xu hướng giảm và đây là lúc để bán. Ngược lại, trong một xu hướng giảm, sự phá vỡ (breakout) đường xu hướng là dấu hiệu ban đầu cho thấy xu hướng thay đổi thành xu hướng tăng và đây là thời điểm để mua.

(1) ND: Thuật ngữ Tiếng Anh phân chia thành hai từ: Breakout là phá vỡ hướng lên còn Breakdown là phá thủng đi xuống. Trong khi đó từ break cũng có nghĩa là phá vỡ, nhưng nó chưa chỉ rõ là phá vỡ lên hay phá thủng đi xuống. Trong cuốn sách này và các cuốn sách khác của nhóm dịch, khi chúng tôi sử dụng từ điểm phá vỡ thường mang hàm ý là phá vỡ hướng lên (breakout).

VIII TÓM TẮT: NHỮNG ƯU ĐIỂM CỦA VIỆC XÁC ĐỊNH XU HƯỚNG

Những lý do chính cho thấy tầm quan trọng của việc xác định xu hướng là:

  1. Đa phần CÁC KHOẢN LÃI LỚN được tạo ra từ các thị trường có xu hướng mạnh - TĂNG hoặc GIẢM.
  2. Chính những CHUYỂN ĐỘNG LÊN HOẶC CHUYỂN ĐỘNG XUỐNG LỚN mới giúp bạn KIẾM TIỀN NHIỀU NHẤT.

3. Bạn có thể sẽ MẤT TIỀN khi giao dịch theo xu hướng đi ngang.  Bạn nên NGỒI NGOÀI trong Xu Hướng Đi Ngang.

  1. Bạn sẽ BIẾT khi nào XU HƯỚNG THAY ĐỔI.

Tầm quan trọng của việc xác định xu hướng và giao dịch theo hướng của xu hướng là:

  1. “Lên tàu” ở những CHUYẾN ĐỘNG LỚN.
  2.  Tránh THUA LỖ LỚN.

“Một trong những mẫu hình tăng giá tốt nhất hiện nay xảy ra khi một cổ phiếu tăng trưởng cao điều chỉnh khoảng 20% hoặc hơn. Trong mọi trường hợp, đường xu hướng dốc xuống sẽ xuất hiện do hành động đi xuống này”.

Dan Zanger

Chi tiết ở sách

Hỗ trợ – Kháng cự

“Khi đang cầm một cổ phiếu, tôi nhìn vào đường xuớng hỗ trợ để biết khi nào nên bán. Khi phá thủng tường xu hướng này, tôi là người bán mà không cần Phải đưa ra bất cứ câu hỏi nào cả. Tôi đã mất quá nhiều tiền do không tuân theo các đường xu hướng của mình và tôi sẽ không để điều đó xảy ra lần nữa.” Dan Zanger

I.TẦM QUAN TRỌNG CỦA HỖ TRỢ VÀ KHÁNG CỰ

Khi bạn đã hiểu khái niệm về xu hướng, khái niệm chính tiếp theo cần học là hỗ trợ và kháng cự. Tại sao khái niệm hỗ trợ và kháng cự lại quan trọng đối với một nhà giao dịch: Hỗ trợ và Kháng cự quan trọng đối với một nhà giao dịch vì họ sử dụng chúng để:

  • Xác định vùng mua hoặc bán
  • Xác định vùng cắt lỗ
  • Xác định vùng chốt lãi (nhắm mục tiêu)

II. ĐỊNH NGHĨA HỖ TRỢ
HỖ TRỢ là một mức giá hoặc vùng giá “ở phía dưới biểu đồ, là nơi mà lực mua đủ mạnh để thắng được áp lực bán. Kết quả là sự sụt giảm bị dừng lại và giá quay đầu tăng trở lại. Các thuật ngữ “Troughs (Đáy)” “Pivots” “down-fractals” hay “reaction lows” được gọi là kháng cự. Ngưỡng hỗ trợ được vẽ trên biểu đồ bằng cách nối các mức thấp nhất của chuyển động giá.

Định nghĩa Hỗ trợ - Hỗ trợ là một khu vực mà người  mua có mặt để hấp thu lực bán. Sự suy giảm đang tạm dừng. Hỗ trợ thể hiện giá trị hợp lý tại một thời điểm nhất định.

III. ĐỊNH NGHĨA KHÁNG CỰ

KHÁNG CỰ ngược lại với hỗ trợ và đại diện cho một mức giá hàng giá “ở phần trên của biểu đồ thị trường, nơi mà áp lực bán qua lực mua và xu hướng tăng giá sẽ bị quay đầu ngược lại, chuyển y xu hướng giảm. Mức kháng cự được vẽ trên biểu đồ bằng cách nối các mức đỉnh của chuyển động giá.

Định nghĩa Kháng Cự - kháng cự là vùng giá ở đó người bán thắng được lực mua. Sự tăng giá bị tạm dừng. Mức kháng cự đại diện cho giá trị “hợp lý” tại một thời điểm nhất định.

IV. NGƯỠNG HỖ TRỢ VÀ KHÁNG CỰ ĐẢO NGƯỢC VAI TRÒ CỦA CHÚNG NHƯ THẾ NÀO

Bất cứ khi nào một mức hỗ trợ hoặc kháng cự bị xuyên thủng một cách đáng kể, chúng sẽ đảo ngược vai trò của mình. Nói cách khác, hỗ trợ trở thành kháng cự và kháng cự trở thành hỗ trợ.

Trong xu hướng tăng, mức kháng cự đã bị phá vỡ với một biên độ đáng kể sẽ trở thành mức hỗ trợ. Lưu ý rằng một khi ngưỡng kháng cự tại điểm 1 bị phá vỡ, nó sẽ cung cấp hỗ trợ tại điểm 4.

Trong xu hướng giảm, mức hỗ trợ bị vi phạm sẽ trở thành mức kháng cự trong những lần bật lên tiếp theo. Lưu ý cách ngưỡng hỗ trợ trước đó tại điểm 1 trở thành kháng cự tại điểm 4.

V. BẪY TĂNG GIÁ VÀ BẪY GIẢM GIÁ

Hai mẫu hình này xảy ra khi giá, sau một phá vỡ lớn từ ngưỡng ho Lắc kháng cự, nhưng không tiếp tục di chuyển theo hướng của sự phá vỡ  mà thay vào đó đảo ngược mạnh và quay đầu trở lại theo hướng

Bẫy tăng giá (bull trap) xảy ra khi sự phá vỡ đi lên khỏi ngưỡng kháng cự nhưng sau đó quay đầu trở lại bên dưới mức kháng cự. Tại A những người đầu cơ giá lên bị mắc kẹt vào vị thế mua (vào lệnh Long) sau điểm phá vỡ nhưng giá bị kéo ngược lại, đưa giá trở lại bêndưới ngưỡng kháng cự. Richard D. Wyckoff còn gọi mẫu hình này là "Upthrust”.

Mặt khác, bẫy giảm giá (bear trap) xảy ra khi phá thủng đi xuống dưới một ngưỡng hỗ trợ sau đó quay đầu tăng trở lại bên trên hỗ trợ. Ở đây, những con gấu bị mắc kẹt trong trạng thái đã bán mất vị thế của họ hay trong vị thế bán khống, nhưng giá đảo chiều tăng trở lại, người bán bị sập bẫy. Richard D. Wyckoff gọi bẫy giảm giá là “Spring”.

Bẫy tăng giá (Bull Trap) hay Upthrust

Bẫy giảm giá (Bear trap) hay "Spring"

Cách tránh bị sập bẫy tăng giá và bẫy giảm giá Có thể tránh hoặc giảm tổn thất khi gặp những cái bẫy này bằng cách sử dụng:

(1) Lệnh cắt lỗ. Đặt lệnh cắt lỗ ngay bên dưới đường hỗ trợ hoặc  ngay bên trên đường kháng cự để bất kỳ sự đảo chiều nào của giá sẽ kích hoạt việc thoát ra khỏi thị trường.

(2) Bộ lọc giá - quy tắc 3%. Áp dụng quy tắc giá này có nghĩa là bạn  chỉ mua khi có sự phá vỡ lên trên kháng cự hoặc chỉ bán nếu có sự phá thủng xuống bên dưới đường hỗ trợ với mức thay đổi 3%. Giao dịch với mức 3% giá trị của cổ phiếu tính từ đường hỗ trợ hoặc kháng cự là một cách tốt để tránh bẫy.

(3) Bộ lọc thời gian - Quy tắc 2 ngày. Áp dụng quy tắc thời gian có nghĩa là bạn chỉ mua khi có sự phá vỡ lên phía trên ngưỡng kháng cự hoặc chỉ bán nếu có sự phá thủng xuống bên dưới đường hỗ trợ trong 2 ngày liên tiếp. Quy tắc này cũng hợp lệ nếu phân tích trên các biểu đồ tuần. Hai ngày được sử dụng để xác nhận một phá vỡ thay vì một ngày chủ yếu bởi vì hầu hết các bẫy chỉ được đặt trong 1 ngày.

VI TẦM QUAN TRỌNG CỦA KHÁNG CỰ, HỖ TRỢ VÀ CÁC QUY TẮC GIAO DỊCH CỦA CHÚNG

Xác định Hỗ trợ và Kháng cự sẽ giúp định vị:

1. Vùng Mua và Bán
Phân tích hỗ trợ và kháng cự có thể được sử dụng để xác định các vùng mua và bán.

Quy tắc giao dịch số 1 là “bán bên dưới mức kháng cự?

Ví dụ: nếu một nhà giao dịch xác định một mức kháng cự quan trọng đã được kiểm tra nhiều lần nhưng không bao giờ bị phá vỡ, anh ta có thể quyết định chốt lời khi giá di chuyển về phía vùng kháng cự, như một định thị trường, bởi vì không chắc giá sẽ vượt qua mức này. Do đó, quy tắc giao dịch số 1 là “bán bên dưới mức kháng cự”. Nhờ đó mà bạn tóm được định thị trường phát sinh từ việc giá bật ngược xuống khỏi mức kháng cự.

Quy tắc giao dịch số 2 là “mua bên trên mức kháng cự”

Nếu bạn đã “bán bên dưới mức kháng cự” bạn muốn đặt lệnh chờ mua (Buy Stop) ngay bên trên mức kháng cự trong trường hợp thị trường có điểm phá vỡ vượt qua kháng cự để tăng giá. Khi đường kháng cự bị phá vỡ ở chiều tăng, bạn nên mua bên trên mức kháng cự. Do đó, Quy tắc giao dịch số 2 là “mua bên trên mức kháng cự”.

Quy tắc giao dịch số 3 là “mua phía bên trên hỗ trợ”

Nguyên tắc tương tự cũng được áp dụng cho các ngưỡng hỗ trợ. Nếu một mức hỗ trợ quan trọng đã được kiểm tra nhiều lần nhưng không bao giờ bị phá thủng, nhà giao dịch có thể quyết định mua khi giá di chuyển về phía vùng hỗ trợ, như là mức đáy thị trường, nhưng không có khả năng giá sẽ xuyên thủng qua mức này. Do đó, một quy tắc giao giao dịch phổ biến  “mua phía trên mức hỗ trợ”. Điều này do đó giúp bạn , đáy thị trường khi giá bật lên từ mức hỗ trợ.

Quy tắc giao dịch số 4 là “bán bên dưới mức hỗ trợ”

Nếu bạn đã “mua phía trên hỗ trợ”, bạn muốn đặt lệnh dừng bán dưới hỗ trợ trong trường hợp thị trường đảo chiều. Một khi đường hỗ trợ bị vi phạm theo chiều giảm giá, chúng ta nên bán ở bên dưới , hỗ trợ. Quy tắc giao dịch thứ tư là “bán bên dưới hỗ trợ”.

2. Vùng cắt lỗ
Chúng ta mua cổ phiếu vì chúng ta kỳ vọng giá sẽ tăng. Tuy nhiên, có những lúc, thời điểm mua của chúng ta có thể bị sai và cổ phiếu rớt giá. Trong trường hợp đó, chúng ta bán hết ở mức giá nào và thừa nhận rằng chúng ta đã sai khi mua cổ phiếu ngay từ đầu?

Câu trả lời là “bên dưới mức hỗ trợ”. Và chúng ta thực hiện điều này bằng cách đặt lệnh cắt lỗ.

Bằng cách sử dụng nguyên tắc hỗ trợ và kháng cự, chúng ta có thể áp dụng quy tắc giao dịch khi bạn đặt lệnh dừng lỗ bên dưới mức hỗ trợ. Điều này là do nếu mức hỗ trợ bị phá vỡ, chúng ta có thể kỳ vọng giá sẽ giảm hơn nữa.

Nếu đang bán khống cổ phiếu thì bạn nên đặt lệnh chờ mua (buy stop) “phía trên ngưỡng kháng cự” trong trường hợp cổ phiếu đi ngược lại vị thế bán khống của bạn và phục hồi. Thật không may, chúng ta không thể bán khống cổ phiếu ở Malaysia, Singapore.

3. Vùng chốt lãi hay vùng giá mục tiêu

Một nguyên tắc của phân tích kỹ thuật là chúng ta có thể giả định rằng xu hướng sẽ tiếp tục cho đến khi xu hướng đảo ngược. Do đó, nếu có một xu hướng tăng, thì chúng ta có thể giả định rằng xu hướng sẽ tiếp tục cho đến khi nó đảo chiều đi xuống. Có khả năng giá sẽ tiếp tục xu hướng tăng cho đến khi nó chạm mức kháng cự và sau đó đảo chiều.

4 Áp dụng các quy tắc giao dịch này như thế nào trong thực tế

Khi giao dịch với các mức hỗ trợ và kháng cự, chúng ta nên lưu ý một số thực tế nhất định của thị trường. Một điều quan trọng trong số đó là các nhà giao dịch nên tránh đặt lênh trực tiếp tại những điểm chính yếu này.

Lý do xung quanh mức hỗ trợ hoặc kháng cự thường rất  biến động ở đây đề cập đến một phạm vi giá rộng (thay vì chỉ là biên độ giao dịch thông thường), đây là nơi giá có thể lên hoặc xuống hoặc vừa lên vừa xuống rất mạnh và rất nhanh. Sự biến động không ổn định này phản ánh sự không chắc chắn của thị trường về những thay đối trong giá trị của một chứng khoán. Nếu lệnh giao dịch được đặt trong tình huống như vậy thì bạn có thể bị rơi vào và bị sập bẫy. Giải pháp cho vấn đề này là đặt lệnh giao dịch thấp hơn hoặc cao hơn mộ chút so với mức hỗ trợ hoặc kháng cự có liên quan.

Một lý do khác cần tránh đặt lệnh trực tiếp tại mức hỗ trợ hoặc kháng cự là bởi vì trong một số trường hợp, giá không bao giờ thực sự đạt đến con số chính xác. Thay vào đó, nó chỉ tới mức hơi gần mức hỗ trợ hoặc kháng cự. Nếu các lệnh được đặt trực tiếp trên mức hỗ trợ hoặc kháng cự, thì bạn có thể bỏ lỡ giao dịch vì giá không bao giờ thực sự chạm mức kháng cự hoặc hỗ trợ đó.

Để tránh tình trạng này, bạn nên đặt lệnh hơi thấp hơn hoặc hơi cao hơn một chút so với mức hỗ trợ hoặc kháng cự. Ví dụ: nếu bạn đang có quan điểm giá lên đối với một cổ phiếu đang tiến tới mức hỗ trợ quan trọng, đừng đặt giao dịch ở mức hỗ trợ. Thay vào đó, hãy đặt nó phía trên mức hỗ trợ, nhưng chỉ trong vòng một vài điểm. Mặt khác, nếu bạn đang đặt lệnh dừng hoặc bán không, hãy thiết lập giá giao dịch bên dưới mức hỗ trợ.

VII . KẾT LUẬN

“Khi đang cần một cổ phiếu, tôi nhìn vào đường xu hướng hỗ trợ để biết khi nào nên bán. Khi phá thủng đường xu hướng này, tôi là người bán mà không cần phải đưa ra bất cứ câu hỏi nào cả. Tôi đã mất quá nhiều tiền do không tuân theo các đường xu hướng của mình và tôi sẽ không để điều đó xảy ra lần nữa.” Dan Zanger

Dan đang nói về việc sử dụng các mức hỗ trợ để đặt lệnh dừng lỗ. Nếu giá phá thủng mức hỗ trợ, ông sẽ bán các vị thế mà không do dự. Chiến lược này có thể được sử dụng trong hầu hết mọi giao dịch. Chúng ta nên xác định vùng hỗ trợ liên quan đến giao dịch và đảm bảo lệnh cắt lỗ được đặt ngay bên dưới vùng hỗ trợ để không bao giờ bị sập bẫy của thị trường giá xuống.

Chi tiết ở sách

Mẫu hình biểu đồ

PHÓNG VIÊN: “Ông là nhà giao dịch theo trường phái nào?” ZANGER: “Tôi là một nhà giao dịch theo đà tăng trưởng thiên về giao dịch theo dao động (swing trading). Hầu hết các giao dịch của tôi đều dựa trên các mẫu hình biểu đồ, khối lượng và hành động của cổ phiếu.”

I. GIỚI THIỆU

Chúng ta đã xem xét các khái niệm cơ bản về xu hướng như đường xu hướng, hỗ trợ và kháng cự, là những khái niệm cần biết để hiểu được các mẫu hình biểu đồ. Giờ đây bạn đã sẵn sàng cho bước tiếp theo, đó là đi vào nghiên cứu các mẫu hình biểu đồ.

Một trong những nguyên lý của phân tích kỹ thuật là cổ phiếu và giá trong tương lai sẽ di chuyển theo các xu hướng. Trong chương trước, định nghĩa về xu hướng đã được đưa ra dưới dạng một loạt các đỉnh và đáy dốc lên hoặc dốc xuống. Nếu các đỉnh và đáy dốc lên thì xu hướng là tăng; nếu các đỉnh và đáy dốc xuống thì xu hướng là giảm. Nhưng sớm muộn những xu hướng này sẽ thay đổi, chúng có thể đảo chiều, từ tăng thành giảm, hoặc từ giảm thành tăng.

Trong cuốn sách “Phân Tích Kỹ Thuật Thị Trường Tài Chính” xuất bản năm 1999, John Murphy đã nói: “Các mẫu hình là những bức tranh hay những cấu trúc, chúng xuất hiện trên biểu đồ giá của cổ phiếu hoặc hàng hóa, chúng có thể được phân loại thành các kiểu khác nhau và chúng có giá trị dự đoán”.

Theo đó, chúng tôi thấy rằng một số mẫu hình biểu đồ nhất định có khuynh hướng xuất hiện khi xu hướng bị đảo ngược. Chúng được ghi là “các mẫu hình đảo chiều”. Mặt khác, xu hướng có thể bị gián đoán bởi một số kiểu chuyển động đi ngang, hay chính là các mẫu hình biển, đồ, và một thời gian sau giá sẽ tiếp tục di chuyển trở lại theo xu hướng ban đầu. Các mẫu hình biểu đồ hình thành từ kịch bản này được gọi 13 “các mẫu hình tiếp diễn”.

II. HAI KIỂU MẪU HÌNH BIỂU ĐỒ - ĐẢO CHIỀU VÀ TIẾP DIỄN

III. CÁC ĐIỀU KIỆN CỦA MẪU HÌNH BIỂU ĐỒ

Tất cả các mẫu hình biểu đồ được tạo ra từ bốn yếu tố sau:

  1. Xu hướng hiện tại: điều kiện tiên quyết của bất kỳ mẫu hình biểu đồ nào là sự tồn tại của xu hướng trước đó. Không thể có sự đảo ngược xu hướng hoặc tiếp diễn xu hướng nếu xu hướng đó không tồn tại ngay từ đầu.
  2. Vùng củng cố (Consolidation zone): là vùng được xác định bởi các mức hỗ trợ và kháng cự, ở đó giá sẽ được củng cố và mẫu hình biểu đồ sẽ được phát triển.
  3. Điểm phá vỡ: điểm mà tại đó giá cổ phiếu thoát ra khỏi mức hỗ trợ (để đi xuống) hoặc kháng cự (để đi lên), hay thoát ra khỏi mẫu hình biểu đồ.
  4. Xu hướng mới: khi giá cổ phiếu hoàn thiện mẫu hình biểu đồ, xu hướng mới sẽ xuất hiện.


IV. YẾU TỐ THEN CHỐT TRONG MẪU HÌNH BIỂU ĐỒ

  1. Khối lượng - là số lượng cổ phần giao dịch ở cổ phiếu. Khối lượng có thể giúp bạn phân biệt giữa mẫu hình thực sự và mẫu hình giả, bởi vì các mẫu hình biểu đồ thực sự có yêu cầu về khối lượng cụ thể tại các điểm cụ thể (được giải thích ở từng mẫu hình biểu đồ trong hai chương tiếp theo). Nếu các yêu cầu về khối lượng không được đáp ứng, thì không chắc chắn mẫu hình đã hoàn thiện.

Hơn nữa, càng nhiều cổ phần hoặc hợp đồng được chuyển nhượng trong quá trình xây dựng mẫu hình biểu đồ, tức là khối lượng              càng cao, thì tác động của mẫu hình đó lên giá càng mạnh.

  1. Khung thời gian - một vài mẫu hình biểu đồ được xây dựng và hoàn thành rất nhanh, trong khi một số mẫu hình biển, cần mất vài tuần để đạt đến giai đoạn mà chúng ta có than, chắn rằng mẫu hình biểu đồ đã hoàn thiện. Nhìn chung mẫu hình càng lớn - hay nói cách khác, biến động giá bên. mẫu hình càng rộng, thì càng mất nhiều thời gian để xây dựng và ý nghĩa của nó càng quan trọng. Do đó, sự hình thành phố hình đảo chiều lớn gợi ý một đợt giá di chuyển mạnh sắp diễn ra, ngược lại sự hình thành mẫu hình nhỏ gợi ý một động thái di chuyển giá nhỏ.
  2. Phá vỡ (hoặc phá thủng) đường xu hướng - tín hiệu đầu tiên cho thấy xu hướng đang kết thúc thường là sự thất bại của đường xu hướng. Nghĩa là giá đóng cửa vượt qua đường xu hướng. Lưu ý sự phá vỡ (hoặc phá thủng) đường xu hướng trong phiên giao dịch là không đáng chú ý cho tới khi cây nến ngày ĐÓNG cửa vượt qua đường này.

Hơn nữa, có một vài điểm chung khác:

  1. Các mẫu hình biểu đồ ở đỉnh thường có thời gian xảy ra ngắn hơn và độ biến động lớn hơn các mẫu hình biểu đồ ở đáy.
  2. Các mẫu hình biểu đồ ở đáy thường có phạm vi giá nhỏ hơn và cần nhiều thời gian hơn để xây dựng, đồng thời yêu cầu dien phá vỡ xảy ra với khối lượng lớn hơn.

V. KẾT LUẬN
Nhiệm vụ quan trọng của nhà phân tích kỹ thuật là học hỏi sự hình thành các mẫu hình đảo chiều và các mẫu hình tiếp diễn quan trọng, từ đó đánh giá những biểu hiện của chúng để tìm kiếm cơ hội giao dịch:

“Bạn nên quan sát giá đóng cửa ngày để thấy rằng liệu có bất kỳ đợt đẩy giá muộn ở cuối phiên hay không. Các tổ chức hay các quỹ bảo hộ thường nhảy vào ở 15 phút giao dịch cuối. Vì vậy, bạn hãy đợi thời điểm cuối ngày để xem mọi thứ sẽ diễn biến ra sao vào ngày mai”. Dan Zanger

Chi tiết ở sách

Mẫu hình: Vai đầu vai ngược

1. Vai đầu vai
 Giới thiệu:
Mẫu hình đảo chiều vai đầu vai có lẻ là mẫu hình được biết đến nhiều nhất và đáng tin cậy nhất trong tất cả các mẫu hình đảo chiều. Tại đây, thị trường thực hiện ba lần nỗ lực đạt mức đỉnh (tương ứng là vai trái; đầu; và vai phải), sau đó đảo chiều giảm. Nó đại diện cho một đỉnh lớn hay một mẫu hình đảo chiều lớn.

Trong biểu đồ nến Nhật, đỉnh kiểu này được gọi là "đỉnh Ba Tượng Phật", mô hình này được sử dụng từ hơn 1 thế kỷ trước khi mẫu hình vai đầu vai được biết đến ở Mỹ. Sở dĩ có tên gọi này là vì trong các ngôi chùa Phật Giáo thường có một tượng Phật ở vị trí trung tâm với các tượng Phật nhỏ hơn ở 2 bên.

Mẫu hình được hình thành như thế nào ?
1. Có một xu hướng tăng ở phía trước.
2. Vai trái được xây dựng với khối lượng cao hơn (điểm A), tiếp theo là 1 nhịp điều chỉnh giảm đến điểm E.
3. Một nhịp tăng lên mức giá cao mới nhưng khối lượng thấp hơn (điểm B).
4. Giá di chuyển sụt giảm xuống trước đỉnh trước đó (tại A) và tiến gần đến mức giá thấp nhất trước đó (điểm F).
5. Nhịp tăng thứ 3 (điểm C) với khối lượng thấp đáng chú ý, dẫn tới giá  thất bại khi không đạt đến đỉnh đầu (điểm B).
6. Giá đóng cửa phá thủng xuống dưới đường viền cổ. Đường cổ được vẽ từ mức thấp nhất của vai phải đến mức thấp nhất của vai trái. Đường viền cổ này cho chúng ta điểm phá thủng gọi là điểm G. Đường viền cổ bị phá thủng báo hiệu hoạt động phân phối hoàn tất và bắt đầu thay đổi xu hướng (từ xu hướng tăng sang xu hướng giảm), phản ánh mẫu hình đỉnh đảo chiều lớn.
7.Giá quay đầu hồi trở lại đường viền cổ (điểm H) sau đó tiếp tục giảm xuống các mức thấp mới.

Bây giờ chúng ta hãy xem xét mẫu hình này chi tiết hơn.

Vai trái

A. Một đợt tăng mạnh, chạy cao trào với sự tăng giá kéo dài đi kèm khối lượng lớn. Sau đó có một nhịp rớt giá, trong đó khối lượng giảm thấp đáng kể.
Phần đầu

B. Sau đó có một đợt tăng giá với khối lượng lớn khác, giá đạt đến mức đỉnh mới cao hơn đỉnh của vai trái. Tiếp theo là đợt rớt giá khác với khối lượng thấp hơn, khiến giá giảm xuống một nơi nào đó gần phần dưới cùng của vai trái, có thể thấp hơn hoặc cao hơn một chút so với đáy của vai trái, nhưng phải nằm ở bên dưới phần đầu của vai trái.

Vai phải 

C. Tiếp theo, chúng ta thấy nhịp tăng giá thứ ba, nhưng khối lượng lần này thậm chí còn thấp hơn, nhỏ hơn khối lượng trên nhịp tăng ở vai trái hoặc phần đầu. Mức tăng giá này thất bại, không đạt đến mức đỉnh của phần đầu trước khi một đợt giảm giá khác bắt đầu xảy đến.

Phá thủng đường viền cổ
D. Cuối cùng, giá sụp đổ từ nhịp tăng thứ ba này, giảm xuống thủng đường viền cổ. Sự phá thủng xác nhận hoàn thành mẫu hình xảy ra khi giá đóng cửa nằm bên dưới và thấp hơn 3% so với đường viền cổ.

Sự phá thủng này đại diện cho một mẫu hình đảo chiều lớn vì giá từ bây giờ sẽ bắt đầu di chuyển theo chiều đi xuống.

Lưu ý mỗi mục được trích dẫn trong A, B, C và D đều cần thiết cho cấu trúc đỉnh vai đầu vai hợp lệ. Thiếu bất kỳ điều kiện nào trong số đó đều khiến giá trị dự báo đảo chiều của mẫu hình này trở nên đáng ngờ.

Khối lượng - Cũng như tất cả các mẫu hình giá khác, mẫu hình khối lượng đi kèm đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của đỉnh Vai Đầu Vai. Theo nguyên tắc chung, đỉnh thứ hai (đầu) phải diễn ra với khối lượng THẤP hơn khối lượng ở phần vai trái. Tín hiệu khối lượng quan trọng nhất diễn ra trong đỉnh thứ ba (vai phải). Khối lượng ở phần vai phải này phải THẤP hơn đáng kể so với hai đỉnh trước đó. Khối lượng sau đó sẽ TĂNG ĐỘT BIẾN khi giá phá thủng đường viền cổ, và sụt giảm trong quá trình tăng trở lại đường viền cổ, sau đó tăng trở lại khi động thái phục hồi quay lại đường viền cổ kết thúc.

Cú bật lên hay cú di chuyển tăng trở lại - Đôi khi, sau đợt phá thủng đi xuống dưới đường viền cổ (đặc biệt nếu có khối lượng thấp ở điểm phá vỡ), một động thái tăng trở lại sẽ xuất hiện. Sự tăng giá trở lại này là một cú bật tăng đến đáy của đường viền cổ hay đến mức đáy thấp nhất của đợt điều chỉnh diễn ra trước đó tại điểm E, lúc này đường viền cổ trở thành mức kháng cự treo trên đầu.

Động thái tăng trở lại này không phải lúc nào cũng xảy ra, hoặc đôi khi chỉ là một đợt hồi phục rất nhỏ tùy thuộc vào khối lượng tại thời điểm phá thủng. Nếu cú phá thủng đường viền cổ ban đầu xảy ra với khối lượng rất cao, thì ít có khả năng có sự phục hồi trở lại vì khối lượng tăng cho thấy áp lực giảm lớn hơn. Tuy nhiên, khối lượng giao dịch thấp hơn ở điểm phá thủng đường viền cổ lúc ban đầu làm tăng khả năng có sự hồi phục trở lại. Sau cú phục hồi, việc tiếp tục xu hướng giảm sẽ đi kèm với khối lượng giao dịch cao hơn đáng kể.

Giá mục tiêu

Giá mục tiêu xác định dựa trên chiều cao của mẫu hình. Nói chung, sau khi phá thủng đường viền cổ, giá sẽ giảm xuống một khoảng cách bằng với khoảng cách ở phía trên đường viền cổ. Theo đó, lấy khoảng cách thẳng đứng từ phần đỉnh đầu (điểm B) đến đường viền cổ. Sau đó chiếu khoảng cách đó xuống từ điểm đường viền cổ bị phá thủng để có được giá mục tiêu.

Điều quan trọng cần nhớ là giá mục tiêu thu được bằng cách đo này chỉ là giá mục tiêu tối thiểu. Giá thường sẽ di chuyển với mức lớn hơn giá mục tiêu đo được. Giá mục tiêu tối đa là kích thước của lần di chuyển trước đó. Ví dụ, nếu thị trường tăng giá trước đó đi từ 30 đến 100, thì giá mục tiêu giảm tối đa từ mẫu hình đỉnh này sẽ là một sự thoái lui hoàn toàn của toàn bộ động thái tăng trước đó để xuống đến giá 30!

Giao dịch bằng mẫu hình Vai Đầu Vai ở Đỉnh

Vai Đầu Vai là một trong những mẫu hình đảo chiều đáng tin cậy nhất và rất an toàn để giao dịch. Đối với những tay chơi chứng khoán, hãy chốt lãi khi giá phá vỡ xuyên thủng điểm G - và đứng ngoài cho đến khi bạn nhìn thấy một động thái quay đầu. Sau đó, bạn có thể MUA với dự đoán về một đợt phục hồi nhỏ, nhưng hãy đặt lệnh cắt lỗ thấp hơn 3% so với điểm mua trong trường hợp động thái hồi phục không thành hiện thực.

Các tay chơi phái sinh có thể tham gia các vị thế Bán mới khi giá phải vỡ xuyên thủng điểm G. Mục tiêu giảm tối thiểu (điểm T) được ước tính. bằng cách đo khoảng cách thẳng đứng từ đỉnh đầu đến đường viền cổ.

Cảnh báo: Trừ khi đường viền cổ bị công phá bởi một phiên phá thủng đi xuống hay còn gọi là một phiên xác nhận, thì mẫu hình Vai Đầu Vai vẫn có tỷ lệ thất bại, tức là giá không đảo ngược, mà thay vào đó chỉ đơn giản là lơ lửng (đi ngang) trong một khoảng thời gian trong phạm vi của vai phải. Điều này có thể xảy ra với xác suất khoảng 20%. Trong trường hợp này, nếu không có sự phá thủng đường viền cổ để xác nhận mẫu hình như nói trên, giá cuối cùng có thể ổn định và tái lập đà tăng.

Trong một số trường hợp hiếm hoi, đỉnh Vai Đầu Vai mặc dù được xác nhận bởi sự phá thủng khỏi đường viền cổ, nhưng vẫn không đi xuống sâu hơn. Các nhà giao dịch nên để phòng những “điểm phá vỡ giả” này. Những điểm vỡ giả” như thế này là những hiện tượng khó khăn nhất mà nhà phân tích kỹ thuật phải đối phó. May mắn thay, chúng cực kỳ hiếm. Tỷ lệ đặt cược là có lợi nghiêng áp đảo về xu hướng giảm tiếp diễn sau khi mẫu hình Vai Đầu Vai được xác nhận, nên việc tin vào bằng chứng của biểu đồ là đáng giá, bất kể nó có thể có vẻ không phù hợp với tin tức được phổ biến hoặc có vẻ không phù hợp với tâm lý thị trường đến đâu đi nữa.

2. Vai đầu vai ngược

Mẫu hình này còn được gọi là Vai Đầu Vai ở Đáy. Cũng giống như Vai Đầu Vai ở Đỉnh, phiên bản Vai Đầu Vai Ngược có ba đáy khác biệt với “đầu” (lúc này là đáy ở giữa) thấp hơn một chút so với cả hai vai. Phiên đóng cửa quyết định xuyên lên trên đường viền cổ cũng cần thiết để hoàn thành mẫu hình kỹ thuật đo lường giá mục tiêu cũng giống như vậy.

Tuy nhiên, có hai điểm khác biệt quan trọng giữa cấu trúc Vai Đầu Vai ở Đỉnh và Vai Đầu Vai ở Đáy:

  1. Một điểm khác biệt ở mẫu hình Vai Đầu Vai ở Đáy là sau điểm

phá vỡ tăng thì giá có nhiều khuynh hướng điều chỉnh ngược trở lại đường viền cổ.

  1. Sự khác biệt quan trọng nhất giữa mẫu hình Vai Đầu Vai ở Đỉnh

và Đáy là chuỗi khối lượng. Khối lượng đóng vai trò quan trọng hơn nhiều trong xác định Vai Đầu Vai ở Đáy. Điểm này thường đúng với tất cả các mẫu hình đáy. Lý do là khi chạm đáy, thị trường yêu cầu lực mua phải gia tăng đáng kể để khởi động một thị trường tăng giá mới.

Phần nửa đầu của Vai Đầu Vai ở Đáy có mẫu hình khối lượng rất giống với ở Vai Đầu Vai ở Đỉnh. Do đó, khối lượng ở vai trái (A) là khá lớn, trong khi khối lượng ở phần đầu khi giá giảm (điểm B) thấp hơn rất nhiều so với phần vai trái. Tuy nhiên, nhịp phục hồi từ phần đầu (B), là nơi giá bắt đầu tăng, có khối lượng gia tăng đáng kể so với khối lượng trong nhịp tăng giá ở vai trái. Sau đó, nhịp nhúng giá xuống để hình thành phần vai phải có khối lượng rất thấp.

Điểm quan trọng xảy ra tại cú tăng giá xuyên qua Đường Viền Cổ (G). Tín hiệu này phải đi kèm với hoạt động giao dịch bùng nổ mạnh mẽ, khối lượng rất cao, qua đó khẳng định sự phá vỡ là thực. Điểm này là điểm khác biệt nhiều nhất giữa Vai Đầu Vai ở Đáy so với Vai Đầu Vai Đỉnh. Trong mẫu hình Vai Đầu Vai ở Đáy, khối lượng lớn là hoàn toàn cần thiết để hoàn thiện mẫu hình nền giá này. Chuyển động quay đầu trở lại đường viền cổ xuất hiện ở mẫu hình Vai Đầu Vai ở Đáy là phổ biến hơn ở mẫu hình Vai Đầu Vai ở Đỉnh, và nên xảy ra với khối lượng thấp. Tiếp theo đó, xu hướng tăng sẽ được khôi phục với khối lượng lớn hơn.

Giá mục tiêu – giá mục tiêu ở mẫu hình Vai Đầu Vai ở Đáy hoạt động theo nguyên tắc tương tự như trong vai Đầu Vai ở Đỉnh, tức là dựa trên chiều cao của mẫu hình. Theo đó, sau khi có điểm phá vỡ vượt lên trên đường viền cổ, giá sẽ tăng một khoảng cách bằng với khoảng cách đã di chuyển ở phía dưới đường viền cổ. Do đó, giá mục tiêu chính xác là khoảng cách đo từ đường viền cổ trở lên bằng với khoảng cách từ đầu đến điểm phá vỡ.

 

PHÓNG VIÊN: “Ông là nhà giao dịch theo trường phái nào?” ZANGER: “Tôi là một nhà giao dịch theo đà tăng trưởng thiên về giao dịch theo dao động (swing trading). Hầu hết các giao dịch của tôi đều dựa trên các mẫu hình biểu đồ, khối lượng và hành động của cổ phiếu.”

I. GIỚI THIỆU

Chúng ta đã xem xét các khái niệm cơ bản về xu hướng như đường xu hướng, hỗ trợ và kháng cự, là những khái niệm cần biết để hiểu được các mẫu hình biểu đồ. Giờ đây bạn đã sẵn sàng cho bước tiếp theo, đó là đi vào nghiên cứu các mẫu hình biểu đồ.

Một trong những nguyên lý của phân tích kỹ thuật là cổ phiếu và giá trong tương lai sẽ di chuyển theo các xu hướng. Trong chương trước, định nghĩa về xu hướng đã được đưa ra dưới dạng một loạt các đỉnh và đáy dốc lên hoặc dốc xuống. Nếu các đỉnh và đáy dốc lên thì xu hướng là tăng; nếu các đỉnh và đáy dốc xuống thì xu hướng là giảm. Nhưng sớm muộn những xu hướng này sẽ thay đổi, chúng có thể đảo chiều, từ tăng thành giảm, hoặc từ giảm thành tăng.

Trong cuốn sách “Phân Tích Kỹ Thuật Thị Trường Tài Chính” xuất bản năm 1999, John Murphy đã nói: “Các mẫu hình là những bức tranh hay những cấu trúc, chúng xuất hiện trên biểu đồ giá của cổ phiếu hoặc hàng hóa, chúng có thể được phân loại thành các kiểu khác nhau và chúng có giá trị dự đoán”.

Theo đó, chúng tôi thấy rằng một số mẫu hình biểu đồ nhất định có khuynh hướng xuất hiện khi xu hướng bị đảo ngược. Chúng được ghi là “các mẫu hình đảo chiều”. Mặt khác, xu hướng có thể bị gián đoán bởi một số kiểu chuyển động đi ngang, hay chính là các mẫu hình biển, đồ, và một thời gian sau giá sẽ tiếp tục di chuyển trở lại theo xu hướng ban đầu. Các mẫu hình biểu đồ hình thành từ kịch bản này được gọi 13 “các mẫu hình tiếp diễn”.

II. HAI KIỂU MẪU HÌNH BIỂU ĐỒ - ĐẢO CHIỀU VÀ TIẾP DIỄN

III. CÁC ĐIỀU KIỆN CỦA MẪU HÌNH BIỂU ĐỒ

Tất cả các mẫu hình biểu đồ được tạo ra từ bốn yếu tố sau:

  1. Xu hướng hiện tại: điều kiện tiên quyết của bất kỳ mẫu hình biểu đồ nào là sự tồn tại của xu hướng trước đó. Không thể có sự đảo ngược xu hướng hoặc tiếp diễn xu hướng nếu xu hướng đó không tồn tại ngay từ đầu.
  2. Vùng củng cố (Consolidation zone): là vùng được xác định bởi các mức hỗ trợ và kháng cự, ở đó giá sẽ được củng cố và mẫu hình biểu đồ sẽ được phát triển.
  3. Điểm phá vỡ: điểm mà tại đó giá cổ phiếu thoát ra khỏi mức hỗ trợ (để đi xuống) hoặc kháng cự (để đi lên), hay thoát ra khỏi mẫu hình biểu đồ.
  4. Xu hướng mới: khi giá cổ phiếu hoàn thiện mẫu hình biểu đồ, xu hướng mới sẽ xuất hiện.


IV. YẾU TỐ THEN CHỐT TRONG MẪU HÌNH BIỂU ĐỒ

  1. Khối lượng - là số lượng cổ phần giao dịch ở cổ phiếu. Khối lượng có thể giúp bạn phân biệt giữa mẫu hình thực sự và mẫu hình giả, bởi vì các mẫu hình biểu đồ thực sự có yêu cầu về khối lượng cụ thể tại các điểm cụ thể (được giải thích ở từng mẫu hình biểu đồ trong hai chương tiếp theo). Nếu các yêu cầu về khối lượng không được đáp ứng, thì không chắc chắn mẫu hình đã hoàn thiện.

Hơn nữa, càng nhiều cổ phần hoặc hợp đồng được chuyển nhượng trong quá trình xây dựng mẫu hình biểu đồ, tức là khối lượng              càng cao, thì tác động của mẫu hình đó lên giá càng mạnh.

  1. Khung thời gian - một vài mẫu hình biểu đồ được xây dựng và hoàn thành rất nhanh, trong khi một số mẫu hình biển, cần mất vài tuần để đạt đến giai đoạn mà chúng ta có than, chắn rằng mẫu hình biểu đồ đã hoàn thiện. Nhìn chung mẫu hình càng lớn - hay nói cách khác, biến động giá bên. mẫu hình càng rộng, thì càng mất nhiều thời gian để xây dựng và ý nghĩa của nó càng quan trọng. Do đó, sự hình thành phố hình đảo chiều lớn gợi ý một đợt giá di chuyển mạnh sắp diễn ra, ngược lại sự hình thành mẫu hình nhỏ gợi ý một động thái di chuyển giá nhỏ.
  2. Phá vỡ (hoặc phá thủng) đường xu hướng - tín hiệu đầu tiên cho thấy xu hướng đang kết thúc thường là sự thất bại của đường xu hướng. Nghĩa là giá đóng cửa vượt qua đường xu hướng. Lưu ý sự phá vỡ (hoặc phá thủng) đường xu hướng trong phiên giao dịch là không đáng chú ý cho tới khi cây nến ngày ĐÓNG cửa vượt qua đường này.

Hơn nữa, có một vài điểm chung khác:

  1. Các mẫu hình biểu đồ ở đỉnh thường có thời gian xảy ra ngắn hơn và độ biến động lớn hơn các mẫu hình biểu đồ ở đáy.
  2. Các mẫu hình biểu đồ ở đáy thường có phạm vi giá nhỏ hơn và cần nhiều thời gian hơn để xây dựng, đồng thời yêu cầu dien phá vỡ xảy ra với khối lượng lớn hơn.

V. KẾT LUẬN
Nhiệm vụ quan trọng của nhà phân tích kỹ thuật là học hỏi sự hình thành các mẫu hình đảo chiều và các mẫu hình tiếp diễn quan trọng, từ đó đánh giá những biểu hiện của chúng để tìm kiếm cơ hội giao dịch:

“Bạn nên quan sát giá đóng cửa ngày để thấy rằng liệu có bất kỳ đợt đẩy giá muộn ở cuối phiên hay không. Các tổ chức hay các quỹ bảo hộ thường nhảy vào ở 15 phút giao dịch cuối. Vì vậy, bạn hãy đợi thời điểm cuối ngày để xem mọi thứ sẽ diễn biến ra sao vào ngày mai”. Dan Zanger

Chi tiết ở sách

Mẫu hình: Hai đỉnh – Hai đáy

MẪU HÌNH HAI ĐỈNH VÀ HAI ĐÁY

Giới thiệu

Bên cạnh mẫu hình Vai Đầu Vai, mẫu hình Hai Đỉnh và Hai Đáy là mẫu hình thường thấy nhất và dễ nhận diện nhất. Các ví dụ dưới đây cho thấy sự đa dạng của cả hai mẫu hình Hai Đỉnh và Hai Đáy. Vì những lý do rõ ràng, mẫu hình Hai Đỉnh thường được gọi là mẫu hình chữ “M” và mẫu hình Hai Đáy là chữ “W”. Các đặc điểm chung của mẫu hình Hai Đỉnh tương tự như ở mẫu hình Vai Đầu Vai ở Đỉnh và mẫu hình Ba Đỉnh, ngoại trừ việc mẫu hình Hai Đỉnh hoặc Hai Đáy chỉ xuất hiện hai vùng chóp nhọn thay vì ba. Mẫu hình khối lượng và quy tắc đo lường giá mục tiêu cũng giống như mẫu hình Vai Đầu Vai.
1. Mẫu hình Hai Đỉnh

Mẫu hình này hình thành như thế nào?

Trong một xu hướng tăng (xem hình bên dưới), thị trường thiết lập một mức đỉnh cao mới tại điểm A, thường là với khối lượng giao dịch gia tăng. Sau đó nó giảm dần đến điểm B với khối lượng thấp. Tuy nhiên, nhịp phục hồi tiếp theo đến điểm C không thể xuyên thủng đỉnh A trước đó khi đóng cửa và bắt đầu giảm trở lại. Một mẫu hình Hai Đỉnh tiềm năng đã được thiết lập. Từ “tiềm năng” được sử dụng bởi vì giống như trong trường hợp của tất cả các mẫu hình đảo chiều, sự đảo chiều không hoàn thành cho đến khi giá đi xuống dưới ngưỡng hỗ trợ tại điểm B khi đóng cửa. Khi điều đó còn chưa xảy ra, giá có thể chỉ đang trong một giai đoạn củng cố đi ngang để chuẩn bị cho sự tiếp diễn xu hướng tăng ban đầu.

Mẫu hình Hai Đỉnh lý tưởng có hai đỉnh nhọn nổi bật (A và C) ở cùng một mức giá. Khối lượng có xu hướng cao hơn trong lần đạt đỉnh đầu tiên (A) và thấp hơn vào lần đạt đỉnh thứ hai (C). Một phiên đóng cửa quyết định tại điểm D làm giá giảm xuống bên dưới điểm đáy nằm giữa (điểm B) với khối lượng lớn hơn sẽ hoàn thiện mẫu hình và báo hiệu sự đảo ngược xu hướng từ tăng thành giảm. Giá tăng hồi trở lại điểm phá thủng mẫu hình không phải là điều bất thường trước khi xu hướng giảm tiếp diễn.

Giá mục tiêu của mẫu hình Hai Đỉnh

Kỹ thuật đo lường giá mục tiêu ở mẫu hình Hai Đỉnh là chiều cao của mẫu hình được tham chiếu từ điểm phá thủng (điểm ở đó đáy giữa B bị phá thủng) . Nghĩa là chiều cao giữa điểm A và B là khoảng cách giảm giá dự kiến từ B đi xuống tại điểm phá thủng.

Kỹ thuật đo lường giá mục tiêu của mẫu hình Hai Đáy cũng giống như thế, nhưng theo hướng ngược lại.

Giao dịch theo mẫu hình Hai Đỉnh

Các nhà giao dịch năng động có thể sử dụng sự thất bại của A phiếu khi giá không thể xuyên phá đường kháng cự A-C (tính theo giá đóng cửa) làm tín hiệu chốt lời hoặc bán khống tại điểm C. Mục tiêu lợi nhuận  của cách giao dịch này là giá giảm về quanh mức B-D. Tuy nhiên, chúng ta vẫn không thể chắc chắn về sự thay đổi xu hướng từ tăng thành giảm cho đến khi giá phá thủng giảm xuống dưới điểm D. Nhiều khi “mẫu hình Hai Đỉnh hoặc Hai Đáy” tiềm năng sẽ kết thúc theo một cách nào đó khác. Trong nhiều trường hợp, giá chỉ tạm thời kéo ngược trở lại điểm D (xem sơ đồ) trước khi tiếp tục xu hướng tăng trước đó của nó. Do đó, sự kéo ngược tự nó không tạo thành một mẫu hình đảo chiều. Hãy nhớ rằng, ở mẫu hình Hai Đỉnh, giá phải thực sự vi phạm mức đáy trước đó (tại điểm B) thì mẫu hình mới được coi là có tồn tại. Do đó, sẽ khôn ngoan hơn nếu chỉ giao dịch theo mẫu hình này sau khi thực tế diễn ra. Nói cách khác, hãy đợi sự hoàn thành của mẫu hình trước khi thực hiện hành động tại điểm phá thủng (Các quy tắc tương tự mẫu hình Hai Đỉnh cũng được áp dụng cho việc đo lường giá mục tiêu và giao dịch trên mẫu hình Hai Đáy).

2. Mẫu hình Hai Đáy

Mẫu hình Hai Đáy lý tưởng có Hai Đáy nổi bật (A & C) ở cùng một mức giá. Không giống mẫu hình Hai Đỉnh, khối lượng ở mẫu hình Hai Đáy giảm dần khi hình thành mẫu hình. Một điểm đóng cửa rõ ràng tại điểm D, lên bên trên đỉnh giữa (điểm B) với khối lượng lớn sẽ hoàn thiện mẫu hình và báo hiệu sự đảo ngược xu hướng từ giảm sang tăng. Tín hiệu mua được kích hoạt tại điểm D. Giá điều chỉnh ngược trở lại điểm phá vỡ không phải là điều bất thường trước khi xu hướng tăng tiếp tục.

PHÓNG VIÊN: “Ông là nhà giao dịch theo trường phái nào?” ZANGER: “Tôi là một nhà giao dịch theo đà tăng trưởng thiên về giao dịch theo dao động (swing trading). Hầu hết các giao dịch của tôi đều dựa trên các mẫu hình biểu đồ, khối lượng và hành động của cổ phiếu.”

I. GIỚI THIỆU

Chúng ta đã xem xét các khái niệm cơ bản về xu hướng như đường xu hướng, hỗ trợ và kháng cự, là những khái niệm cần biết để hiểu được các mẫu hình biểu đồ. Giờ đây bạn đã sẵn sàng cho bước tiếp theo, đó là đi vào nghiên cứu các mẫu hình biểu đồ.

Một trong những nguyên lý của phân tích kỹ thuật là cổ phiếu và giá trong tương lai sẽ di chuyển theo các xu hướng. Trong chương trước, định nghĩa về xu hướng đã được đưa ra dưới dạng một loạt các đỉnh và đáy dốc lên hoặc dốc xuống. Nếu các đỉnh và đáy dốc lên thì xu hướng là tăng; nếu các đỉnh và đáy dốc xuống thì xu hướng là giảm. Nhưng sớm muộn những xu hướng này sẽ thay đổi, chúng có thể đảo chiều, từ tăng thành giảm, hoặc từ giảm thành tăng.

Trong cuốn sách “Phân Tích Kỹ Thuật Thị Trường Tài Chính” xuất bản năm 1999, John Murphy đã nói: “Các mẫu hình là những bức tranh hay những cấu trúc, chúng xuất hiện trên biểu đồ giá của cổ phiếu hoặc hàng hóa, chúng có thể được phân loại thành các kiểu khác nhau và chúng có giá trị dự đoán”.

Theo đó, chúng tôi thấy rằng một số mẫu hình biểu đồ nhất định có khuynh hướng xuất hiện khi xu hướng bị đảo ngược. Chúng được ghi là “các mẫu hình đảo chiều”. Mặt khác, xu hướng có thể bị gián đoán bởi một số kiểu chuyển động đi ngang, hay chính là các mẫu hình biển, đồ, và một thời gian sau giá sẽ tiếp tục di chuyển trở lại theo xu hướng ban đầu. Các mẫu hình biểu đồ hình thành từ kịch bản này được gọi 13 “các mẫu hình tiếp diễn”.

II. HAI KIỂU MẪU HÌNH BIỂU ĐỒ - ĐẢO CHIỀU VÀ TIẾP DIỄN

III. CÁC ĐIỀU KIỆN CỦA MẪU HÌNH BIỂU ĐỒ

Tất cả các mẫu hình biểu đồ được tạo ra từ bốn yếu tố sau:

  1. Xu hướng hiện tại: điều kiện tiên quyết của bất kỳ mẫu hình biểu đồ nào là sự tồn tại của xu hướng trước đó. Không thể có sự đảo ngược xu hướng hoặc tiếp diễn xu hướng nếu xu hướng đó không tồn tại ngay từ đầu.
  2. Vùng củng cố (Consolidation zone): là vùng được xác định bởi các mức hỗ trợ và kháng cự, ở đó giá sẽ được củng cố và mẫu hình biểu đồ sẽ được phát triển.
  3. Điểm phá vỡ: điểm mà tại đó giá cổ phiếu thoát ra khỏi mức hỗ trợ (để đi xuống) hoặc kháng cự (để đi lên), hay thoát ra khỏi mẫu hình biểu đồ.
  4. Xu hướng mới: khi giá cổ phiếu hoàn thiện mẫu hình biểu đồ, xu hướng mới sẽ xuất hiện.


IV. YẾU TỐ THEN CHỐT TRONG MẪU HÌNH BIỂU ĐỒ

  1. Khối lượng - là số lượng cổ phần giao dịch ở cổ phiếu. Khối lượng có thể giúp bạn phân biệt giữa mẫu hình thực sự và mẫu hình giả, bởi vì các mẫu hình biểu đồ thực sự có yêu cầu về khối lượng cụ thể tại các điểm cụ thể (được giải thích ở từng mẫu hình biểu đồ trong hai chương tiếp theo). Nếu các yêu cầu về khối lượng không được đáp ứng, thì không chắc chắn mẫu hình đã hoàn thiện.

Hơn nữa, càng nhiều cổ phần hoặc hợp đồng được chuyển nhượng trong quá trình xây dựng mẫu hình biểu đồ, tức là khối lượng              càng cao, thì tác động của mẫu hình đó lên giá càng mạnh.

  1. Khung thời gian - một vài mẫu hình biểu đồ được xây dựng và hoàn thành rất nhanh, trong khi một số mẫu hình biển, cần mất vài tuần để đạt đến giai đoạn mà chúng ta có than, chắn rằng mẫu hình biểu đồ đã hoàn thiện. Nhìn chung mẫu hình càng lớn - hay nói cách khác, biến động giá bên. mẫu hình càng rộng, thì càng mất nhiều thời gian để xây dựng và ý nghĩa của nó càng quan trọng. Do đó, sự hình thành phố hình đảo chiều lớn gợi ý một đợt giá di chuyển mạnh sắp diễn ra, ngược lại sự hình thành mẫu hình nhỏ gợi ý một động thái di chuyển giá nhỏ.
  2. Phá vỡ (hoặc phá thủng) đường xu hướng - tín hiệu đầu tiên cho thấy xu hướng đang kết thúc thường là sự thất bại của đường xu hướng. Nghĩa là giá đóng cửa vượt qua đường xu hướng. Lưu ý sự phá vỡ (hoặc phá thủng) đường xu hướng trong phiên giao dịch là không đáng chú ý cho tới khi cây nến ngày ĐÓNG cửa vượt qua đường này.

Hơn nữa, có một vài điểm chung khác:

  1. Các mẫu hình biểu đồ ở đỉnh thường có thời gian xảy ra ngắn hơn và độ biến động lớn hơn các mẫu hình biểu đồ ở đáy.
  2. Các mẫu hình biểu đồ ở đáy thường có phạm vi giá nhỏ hơn và cần nhiều thời gian hơn để xây dựng, đồng thời yêu cầu dien phá vỡ xảy ra với khối lượng lớn hơn.

V. KẾT LUẬN
Nhiệm vụ quan trọng của nhà phân tích kỹ thuật là học hỏi sự hình thành các mẫu hình đảo chiều và các mẫu hình tiếp diễn quan trọng, từ đó đánh giá những biểu hiện của chúng để tìm kiếm cơ hội giao dịch:

“Bạn nên quan sát giá đóng cửa ngày để thấy rằng liệu có bất kỳ đợt đẩy giá muộn ở cuối phiên hay không. Các tổ chức hay các quỹ bảo hộ thường nhảy vào ở 15 phút giao dịch cuối. Vì vậy, bạn hãy đợi thời điểm cuối ngày để xem mọi thứ sẽ diễn biến ra sao vào ngày mai”. Dan Zanger

Chi tiết ở sách

Mẫu hình: Cái nêm tiếp diễn  và đảo chiều xu hướng

I. MẪU HÌNH CÁI NÊM TRONG MẪU HÌNH TIẾP DIỄN

Giới thiệu

Mẫu hình Cái Nêm thường được phân loại là mẫu hình tiếp diễn xu hướng. Nhưng trong thử nghiệm của chúng tôi, khi hình thành ở các đỉnh hoặc đáy khiến chúng trở thành những mẫu hình đảo chiều.

Mẫu hình này được hình thành như thế nào?

Mẫu hình Cái Nêm tương tự như Tam Giác Đối Xứng cả về hình dạng và thời gian hình thành cần thiết. Giống như Tam Giác Đối Xứng, mẫu hình Cái Nêm đảo chiều được xác định bởi hai đường xu hướng hội tụ cùng nhau tại một đỉnh. Trong khoảng thời gian hình thành, mẫu hình Cái Nêm đảo chiều thường kéo dài hơn một tháng nhưng không quá ba tháng. Nhưng không có quy tắc nhanh và cứng nhắc ở đây vì một số trường hợp mẫu hình Cái Nêm đảo chiều có thể mất nhiều năm hoàn thành.

Mẫu hình Cái Nêm tiếp diễn xu hướng khác với Cái Nêm đảo chiều độ nghiêng đáng kể về phía chiều tăng hoặc giảm. Theo quy luật chung, giống như sự hình thành mẫu hình Lá Cờ Chữ Nhật (Flag), Cái Nêm nghiêng theo hướng ngược với xu hướng chủ đạo. Cái Nêm hướng xuống  được coi là báo hiệu xu hướng tăng và Cái nêm hướng lên báo hiệu xu hướng giảm. CÁI NÊM TRONG

VAI TRÒ MẪU HÌNH TIẾP DIÊN

Ví Dụ Cái Nêm Trong Vai Trò Một Mẫu Hình Tiếp Diễn (Cái Nêm Hướng Xuống)

Ví Dụ Cái Nêm Trong Vai Trò Mẫu Hình Tiếp Diễn (Cái Nêm Hướng Lên)

CÁI NÊM TRONG VAI TRÒ MẪU HÌNH ĐẢO CHIỀU

Chúng thường di chuyển ít nhất hai phần ba quãng đường tới đỉnh chóp nhọn trước khi phá vỡ. Khối lượng sẽ thu hẹp trong quá trình hình thành mẫu hình và tăng lên tại điểm phá vỡ mẫu hình. Mẫu hình Cái Nêm trong xu hướng giảm mất ít thời gian hơn để hình thành so với trong xu hướng tăng.

Mẫu hình Cái Nêm thường xuất hiện bên trong xu hướng hiện tại và thường tạo thành các mẫu hình tiếp diễn. Tuy nhiên, Cái Nêm có thể xuất hiện ở đỉnh và đáy và báo hiệu sự đảo ngược xu hướng.

Giao dịch theo mẫu hình Cái nêm

Nếu Cái Nêm có đủ độ cao (tiềm năng sinh lời) thì hãy mua ở phía trên đường hỗ trợ và bán ngay bên dưới đường kháng cự miễn là các đường này không bị phá vỡ.

Cách thận trọng hơn là mua ở điểm phá vỡ hướng lên của mẫu hình đáy đảo chiều, và bán ở điểm phá thủng xuống dưới của mẫu hình đỉnh đảo chiều với khối lượng mạnh mẽ.

II. MẪU HÌNH CÁI NÊM TRONG MẪU HÌNH ĐẢO CHIỀU

Giới thiệu

Mẫu hình này tương tự Tam Giác Đối Xứng cả ở hình dạng và thời gian hình thành. Tương tự Tam Giác Đối Xứng, mẫu hình Cái Nêm được xác định bởi hai đường xu hướng hội tụ lại với nhau tại đỉnh chóp. Điểm khác biệt của mẫu hình Cái Nêm là HƯỚNG NGHIÊNG đáng chú ý của nó ở chiều lên hoặc xuống.

Theo quy tắc chung, tương tự mẫu hình Lá Cờ, mẫu hình Cái Nêm nghiêng theo chiều NGƯỢC với xu hướng thịnh hành. Do đó, mẫu hình Cái Nêm Hướng Xuống (Falling Wedge) được coi là mẫu hình giá lên và Cái Nêm Hướng Lên (Rising Wedge) là mẫu hình giá xuống.

Mẫu hình Cái Nêm được hình thành như thế nào?

Mẫu hình Cái Nêm Hướng Lên (dự báo giá xuống): Cả đường biên trên và đường biên dưới của mẫu hình đều nghiêng lên. Tâm lý đằng sau đợt tăng phục hồi kiểu nghiêng lên này là cuộc săn tìm món hời trong thị trường giảm giá quá nhanh, điều khiến giá rơi vào tình trạng a bán. Nhưng sự phục hồi này chỉ là sự “hồi phục tạm thời” của tình tr. bán quá mức chứ không mạnh mẽ, bởi vì khối lượng giao dịch bị giải dần khi tiến sâu vào trong Cái Nêm. Người mua trở nên thận trọng hơn khi giá tạo ra đợt tăng ngắn hạn để hình thành phần chóp của Cái Nêm. Sớm thôi, lực mua sẽ cạn kiệt, kéo theo xu hướng giảm tiếp tục. Sự xác nhận hoàn thành của mẫu hình Cái Nêm Hướng Lên là điểm phá thủng hướng xuống từ gần đỉnh chóp với khối lượng lớn. Mẫu hình Cái Nêm Hướng Lên, giống như mẫu hình Tam Giác, hình thành trong thời gian hơn một tháng nhưng thường ít hơn ba tháng. Khối lượng trong quá trình hình thành mẫu hình này là thấp. Khối lượng thấp cùng với biên độ hẹp cho thấy sự thiếu quan tâm của bên mua đối với cổ phiếu hoặc thị trường chung.

Mẫu hình Cái Nêm Hướng Xuống (dự báo giá lên): mẫu hình này hoàn toàn ngược với Cái Nêm Hướng Lên. Mẫu hình này được phân biết rõ bởi hai đường xu hướng nghiêng xuống để hội tụ - hàm ý sẽ có động thái tăng giá tiếp theo sau khi mẫu hình hoàn thành. Giống như Cái Nêm Hưởng Len, mẫu hình Cái Nêm Hướng Xuống phản ánh thị trường thiếu áp lực bán, gần giống với mẫu hình Đáy Vòng Cung đã thảo luận trước đây. Khối lượng và thời gian của mẫu hình này tương tự như Cái Nêm Hướng Lên, ngoại trừ yêu cầu khối lượng thấp hơn khi sụt giảm.

Tâm lý đằng sau sự nghiêng xuống của Cái Nêm Hướng Xuống là do hoạt động chốt lời trên một thị trường đã tăng giá quá nhanh, và trở nên quá mua trong quá trình này. Việc chốt lời giúp điều chỉnh tình trạng quá mua, không nên bị coi là sự suy yếu của thị trường bởi vì khối lượng giao dịch cạn kiệt trong khi hình thành Cái Nêm. Người bán ngày càng không sẵn lòng bán dẫn đến giá trôi dạt chậm xuống đến đỉnh chóp của Cái Nêm. Ngay sau đó, áp lực bán biến mất, tạo ra một khoảng trống nguồn cung trên thị trường và người mua nhanh chóng lấp kín. Giá bước vào giai đoạn phục hồi, và tiếp theo sau là sự phục hồi của xu hướng tăng. Sự xác nhận hoàn thành mẫu hình Cái Nêm Hướng Xuống là điểm phá vỡ tăng giá từ gần đỉnh chóp của cái nêm với khối lượng lớn.

Giá Mục Tiêu

Cách đo lường giá mục tiêu của mẫu hình Cái Nêm Hướng Lên và Cái Nêm Hướng Xuống tương tự tất cả các mẫu hình tiếp diễn như Tam Giác, Lá Cờ và Cờ Đuôi Nheo. Đầu tiên, đo khoảng cách theo chiều dọc của xu hướng trước đó (x), sau đó dự đoán mục tiêu giá tiếp theo tính từ điểm phá vỡ bằng với khoảng cách xa

Giao dịch với mẫu hình Cái Nêm Hướng Lên

Các quy tắc để giao dịch với mẫu hình Cái Nêm Hướng Lên và Cái Nêm Hướng Xuống cũng tương tự như tất cả các mẫu hình Tam Giác. Miễn là giá dao động bên trong ranh giới của Cái Nêm, chúng ta vẫn có thể giao dịch với nó theo kiểu giao dịch theo dao động (ND: Swing Trade). Đó là mua khi giá giảm (buy on dip) và bán khi giá tăng - sử dụng đường ranh giới dưới và trên của Cái Nêm làm mức hỗ trợ và kháng cự.

Nhưng cách giao dịch an toàn nhất là hãy kiên nhẫn chờ đợi cho đến khi mẫu hình này tự hoàn thiện trước khi thiết lập bất kỳ vị thế nào. Một điểm phá vỡ rõ ràng đường ranh giới với khối lượng giao dịch rất cao sẽ là tín hiệu đáng tin cậy để bắt đầu mở vị thế.

Cái Nêm cũng là mẫu hình đảo chiều

Cái Nêm là một mẫu hình lại. Mặc dù Cái Nêm thường được phân loại là mẫu hình tiếp diễn nhưng nó cũng có thể xuất hiện như một màu hình đảo chiều.

PHÓNG VIÊN: “Ông là nhà giao dịch theo trường phái nào?” ZANGER: “Tôi là một nhà giao dịch theo đà tăng trưởng thiên về giao dịch theo dao động (swing trading). Hầu hết các giao dịch của tôi đều dựa trên các mẫu hình biểu đồ, khối lượng và hành động của cổ phiếu.”

I. GIỚI THIỆU

Chúng ta đã xem xét các khái niệm cơ bản về xu hướng như đường xu hướng, hỗ trợ và kháng cự, là những khái niệm cần biết để hiểu được các mẫu hình biểu đồ. Giờ đây bạn đã sẵn sàng cho bước tiếp theo, đó là đi vào nghiên cứu các mẫu hình biểu đồ.

Một trong những nguyên lý của phân tích kỹ thuật là cổ phiếu và giá trong tương lai sẽ di chuyển theo các xu hướng. Trong chương trước, định nghĩa về xu hướng đã được đưa ra dưới dạng một loạt các đỉnh và đáy dốc lên hoặc dốc xuống. Nếu các đỉnh và đáy dốc lên thì xu hướng là tăng; nếu các đỉnh và đáy dốc xuống thì xu hướng là giảm. Nhưng sớm muộn những xu hướng này sẽ thay đổi, chúng có thể đảo chiều, từ tăng thành giảm, hoặc từ giảm thành tăng.

Trong cuốn sách “Phân Tích Kỹ Thuật Thị Trường Tài Chính” xuất bản năm 1999, John Murphy đã nói: “Các mẫu hình là những bức tranh hay những cấu trúc, chúng xuất hiện trên biểu đồ giá của cổ phiếu hoặc hàng hóa, chúng có thể được phân loại thành các kiểu khác nhau và chúng có giá trị dự đoán”.

Theo đó, chúng tôi thấy rằng một số mẫu hình biểu đồ nhất định có khuynh hướng xuất hiện khi xu hướng bị đảo ngược. Chúng được ghi là “các mẫu hình đảo chiều”. Mặt khác, xu hướng có thể bị gián đoán bởi một số kiểu chuyển động đi ngang, hay chính là các mẫu hình biển, đồ, và một thời gian sau giá sẽ tiếp tục di chuyển trở lại theo xu hướng ban đầu. Các mẫu hình biểu đồ hình thành từ kịch bản này được gọi 13 “các mẫu hình tiếp diễn”.

II. HAI KIỂU MẪU HÌNH BIỂU ĐỒ - ĐẢO CHIỀU VÀ TIẾP DIỄN

III. CÁC ĐIỀU KIỆN CỦA MẪU HÌNH BIỂU ĐỒ

Tất cả các mẫu hình biểu đồ được tạo ra từ bốn yếu tố sau:

  1. Xu hướng hiện tại: điều kiện tiên quyết của bất kỳ mẫu hình biểu đồ nào là sự tồn tại của xu hướng trước đó. Không thể có sự đảo ngược xu hướng hoặc tiếp diễn xu hướng nếu xu hướng đó không tồn tại ngay từ đầu.
  2. Vùng củng cố (Consolidation zone): là vùng được xác định bởi các mức hỗ trợ và kháng cự, ở đó giá sẽ được củng cố và mẫu hình biểu đồ sẽ được phát triển.
  3. Điểm phá vỡ: điểm mà tại đó giá cổ phiếu thoát ra khỏi mức hỗ trợ (để đi xuống) hoặc kháng cự (để đi lên), hay thoát ra khỏi mẫu hình biểu đồ.
  4. Xu hướng mới: khi giá cổ phiếu hoàn thiện mẫu hình biểu đồ, xu hướng mới sẽ xuất hiện.


IV. YẾU TỐ THEN CHỐT TRONG MẪU HÌNH BIỂU ĐỒ

  1. Khối lượng - là số lượng cổ phần giao dịch ở cổ phiếu. Khối lượng có thể giúp bạn phân biệt giữa mẫu hình thực sự và mẫu hình giả, bởi vì các mẫu hình biểu đồ thực sự có yêu cầu về khối lượng cụ thể tại các điểm cụ thể (được giải thích ở từng mẫu hình biểu đồ trong hai chương tiếp theo). Nếu các yêu cầu về khối lượng không được đáp ứng, thì không chắc chắn mẫu hình đã hoàn thiện.

Hơn nữa, càng nhiều cổ phần hoặc hợp đồng được chuyển nhượng trong quá trình xây dựng mẫu hình biểu đồ, tức là khối lượng              càng cao, thì tác động của mẫu hình đó lên giá càng mạnh.

  1. Khung thời gian - một vài mẫu hình biểu đồ được xây dựng và hoàn thành rất nhanh, trong khi một số mẫu hình biển, cần mất vài tuần để đạt đến giai đoạn mà chúng ta có than, chắn rằng mẫu hình biểu đồ đã hoàn thiện. Nhìn chung mẫu hình càng lớn - hay nói cách khác, biến động giá bên. mẫu hình càng rộng, thì càng mất nhiều thời gian để xây dựng và ý nghĩa của nó càng quan trọng. Do đó, sự hình thành phố hình đảo chiều lớn gợi ý một đợt giá di chuyển mạnh sắp diễn ra, ngược lại sự hình thành mẫu hình nhỏ gợi ý một động thái di chuyển giá nhỏ.
  2. Phá vỡ (hoặc phá thủng) đường xu hướng - tín hiệu đầu tiên cho thấy xu hướng đang kết thúc thường là sự thất bại của đường xu hướng. Nghĩa là giá đóng cửa vượt qua đường xu hướng. Lưu ý sự phá vỡ (hoặc phá thủng) đường xu hướng trong phiên giao dịch là không đáng chú ý cho tới khi cây nến ngày ĐÓNG cửa vượt qua đường này.

Hơn nữa, có một vài điểm chung khác:

  1. Các mẫu hình biểu đồ ở đỉnh thường có thời gian xảy ra ngắn hơn và độ biến động lớn hơn các mẫu hình biểu đồ ở đáy.
  2. Các mẫu hình biểu đồ ở đáy thường có phạm vi giá nhỏ hơn và cần nhiều thời gian hơn để xây dựng, đồng thời yêu cầu dien phá vỡ xảy ra với khối lượng lớn hơn.

V. KẾT LUẬN
Nhiệm vụ quan trọng của nhà phân tích kỹ thuật là học hỏi sự hình thành các mẫu hình đảo chiều và các mẫu hình tiếp diễn quan trọng, từ đó đánh giá những biểu hiện của chúng để tìm kiếm cơ hội giao dịch:

“Bạn nên quan sát giá đóng cửa ngày để thấy rằng liệu có bất kỳ đợt đẩy giá muộn ở cuối phiên hay không. Các tổ chức hay các quỹ bảo hộ thường nhảy vào ở 15 phút giao dịch cuối. Vì vậy, bạn hãy đợi thời điểm cuối ngày để xem mọi thứ sẽ diễn biến ra sao vào ngày mai”. Dan Zanger

Chi tiết ở sách

Mẫu hình tiếp diễn tìm siêu cổ phiếu

I. CÁC MÔ HÌNH CỔ PHIẾU THƯỜNG GẶP

Định nghĩa đường trung bình động (MA hoặc SMA): là đường nối cá. alem là giá trung bình đóng cửa các phiên trước đó bao gồm cả phiên đang tính. Hầu hết các phần mềm hỗ trợ phân tích kỹ thuật đều có đường trung bình động, nên chúng ta chỉ sử dụng chứ không cần tính lại. Ví dụ: Đường MA50 là đường giá nối các điểm là trung bình đóng cửa của 50 phiên gần nhất, bao gồm cả phiên đang tính.

Mẫu hình xu hướng của cổ phiếu:

Hầu hết các siêu cổ phiếu trước khi tăng giá mạnh đều có những đặc điểm này, điều đó giúp bạn xác định thời điểm để mua cổ phiếu tốt hơn, tránh trường hợp mua cổ phiếu rồi phải chờ đợi nhiều tháng hoặc nhiều năm sau mới tăng giá. Đây là mô hình do Mark Minervini đề xuất:

  • Giá cổ phiếu nằm trên đường MA50, đường MA50 nằm trên đường MA150 và đường MA150 nằm trên đường MA200.
  • Đường MA200 đang có xu hướng dốc lên ít nhất 1 tháng (tôi chỉ yêu cầu đường MA200 đang có xu hướng dốc lên là được).
  • Giá cổ phiếu cao hơn đáy 52 tuần ít nhất 30% và thấp hơn đỉnh 52 tuần không quá 25% (tức là càng gần đỉnh 52 tuần càng tốt, thậmchí vượt đỉnh 52 tuần hoặc đỉnh mọi thời đại).
  • Chỉ số xếp hạng RS không thấp hơn 70 và càng cao càng tốt (tôi không dùng tiêu chí này). Lưu ý: Vì sao đỉnh 52 tuần lại quan trọng? Theo nhiều nghiên cứu, phần lớn nhà đầu tư sẽ không đủ kiên nhẫn giữ được cổ phiếu thua lỗ quá 1 năm, nên chỉ cần xét vùng đỉnh 52 tuần gần nhất, phần trước đó lượng kẹp hàng không còn nhiều nên cung vùng đỉnh 52 tuần thường lớn, vùng kháng cự đỉnh 52 tuần mạnh, vùng kháng cự ở những vùng đỉnh xa hơn 52 tuần thường không mạnh bằng (có chăng là “vùng kháng cự tâm lý”).

1. Mô hình cốc tay cầm

Dấu hiệu nhận biết:

- Thước đó cổ phiếu tăng giá ít nhất 30%.

- Độ sâu của cốc từ 12% đến 40% hoặc hơn: tốt nhất cốc nên sâu từ 15% đến 30%, nếu cốc sâu hơn thì thời gian tích lũy tay cầm thường cao hơn.

- Tay cầm dài ít nhất 1 tuần và sâu tối đa từ 8% đến 12% và nằm nửa trên của cốc. Tay cầm dễ thất bại nếu nằm dưới đường MA50 và có dạng cái nêm hướng lên.

- Khu vực đáy cốc và tay cầm nên có những phiên thanh khoản thấp, thậm chí cạn kiệt. Ở khu vực tay cầm, nếu có 1 phiên giảm giá với khối lượng giao dịch lớn, cắt xuống đáy của tay cầm, sau đó kéo lên (đóng cửa cao hơn đáy tay cầm) sẽ giúp loại bỏ các nhà đầu tư yếu ớt, tăng khả năng thành công của mô hình.

- Thời gian hình thành cốc từ 7 tuần đến 65 tuần.

- Điểm mua: Là phiên break out tay cầm, khối lượng giao dịch nên tăng lên mạnh mẽ (ít nhất 50% so với trung bình 50 phiên và cao hơn phiên gần nhất, càng cao càng tốt), trước khi break out, tay cầm nên có 1 phiên giảm với thanh khoản lớn để loại bỏ những  nhà đầu tư “yếu đuối” cuối cùng. Lưu ý: Mô hình cốc không có tay cầm thì gọi là cốc không tay cầm. Mô hình này có tỷ lệ thành công thấp hơn mô hình cốc tay cầm.

2.Mô hình 2 đáy tiếp diễn (W):

Dấu hiệu nhận biết:

- Trước đó cổ phiếu tăng giá ít nhất 30%.

- Độ sâu của nền giá W nên từ 15% đến 40%.

Đáy 2 thấp hơn đáy 1: những phiên nhún xuống này nên có ít nhất 1 phiên thanh khoản lớn để loại bỏ những nhà đầu tư “yếu đuối” cuối cùng.

- Khu vực đáy mô hình nên có những phiên thanh khoản thấp, thậm chí cạn kiệt.

- Thời gian hình thành nền giá trên 7 tuần.

-  Điểm mua: là phiên break out đỉnh giữa của mô hình, phiên này khối lượng giao dịch nên tăng lên mạnh mẽ (ít nhất 50% so với trung bình 50 phiên và cao hơn phiên gần nhất, càng cao càng tốt.

Lưu ý:

- Mô hình W có thể có tay cầm hoặc không, trường hợp có tay có thì điều kiện của tay cầm và điểm mua là phiên break out , tương tự như mô hình cốc tay cầm.

- Đây là mô hình 2 đáy tiếp diễn (tiếp diễn xu hướng , cần phân biệt với mô hình 2 đáy đảo chiều – đáy sau cao hơn đáy trước.
3. Mô hình nền giá phẳng

Dấu hiệu nhận biết:

-  Trước đó cổ phiếu tăng giá ít nhất 30%.

- Độ sâu của nền giá dưới 15%. Thời gian hình thành nền giá ít nhất 5 tuần.

- Bên trong nền phẳng có những phiên thanh khoản giảm, thậm chí cạn kiệt.

- Điểm mua: là phiên break out đỉnh giữa của mô hình, phiên này khối lượng giao dịch nên tăng lên mạnh mẽ (ít nhất 50% so với trung bình 50 phiên và cao hơn phiên gần nhất, càng cao càng tốt).

4. Nền giá đặt chồng trên nền giá

Dấu hiệu nhận biết:

-  Bản chất của mô hình nền giá đặt chồng trên nền giá là nền giá phẳng đặt trên một nền giá, sau khi cổ phiếu break out khỏi mô hình cốc tay cầm, mô hình 2 đáy hay mô hình nền phẳng. Cổ phiếu tăng dưới 20%, sau đó vận động hình thành một mô hình nên phẳng, nhưng vì sau điểm break out khỏi mô hình phía dưới, cổ phiếu tăng chưa đủ 20% (tất cả các mô hình đều yêu cầu có đoạn tăng giá 1 nhất 30% ở nền giá số 1 và từ 20% trở lên ở nền giá số 2 trở đi so VỚI nền giá trước đó), nên chưa đủ để hình thành nền giá phẳng, nên phẳng này được gộp chung với nền giá phía dưới, gọi là nền giá đặt chồng trên nền giá.

-Lưu ý: Nếu cổ phiếu break out khỏi nền giá và vận động đi ngay trong biên độ dưới 15% thì ngay cả khi không đủ 5 tuần để hình thành nền giá phẳng, không đủ điều kiện để được xem là nền giá đặt chồng giá, nhưng đây cũng là một điểm mua gia tăng và thể chất lượng, chúng ta nên để ý điều này.

5. Mô hình VCP.

Dấu hiệu nhận biết:

- Có từ 2-4 lần thu hẹp biên độ dao động trở lên. Bản chất của mô hình VCP là mô hình thu hẹp biên độ dao động, nghĩa là càng về phía bên phải của mô hình, khoảng dao động giá của cổ phiếu càngng hẹp lại. Thông thường, mô hình VCP thường có từ 2-4 lần thu hẹp.

- Ở khu vực đáy có những phiên thanh khoản thấp, thậm chí cạn kiệt.

- Điểm mua: là phiên break out đỉnh của lần thu hẹp cuối cùng,  ở phiên này, khối lượng giao dịch nên tăng lên mạnh mẽ (ít nhất 50% so với trung bình 50 phiên và cao hơn phiên gần  nhất, càng cao càng tốt).

6. Mô hình lá cờ cao và thắt chặt (một trường hợp của mô hình tam giác)

Mô hình này thường xuất hiện ở các cổ phiếu đi ngang tích lũy nhiều tháng, thậm chí nhiều năm. Sau đó, nội tại doanh nghiệp bất ngờ có một sự thay đổi lớn và tích cực, làm giá và khối lượng giao dịch của cổ phiếu tăng phi mã.

Dấu hiệu nhận biết:

- Giá cổ phiếu trước đó tăng ít nhất 100% trong dưới 8 tuần.

- Giá cổ phiếu đi ngang trong biên độ không quá 20% đến 25%,  trong thời gian 3 tuần đến 6 tuần (trong nhiều trường hợp là 12 phiên).

- Bên trong nền giá, nhìn chung khối lượng sẽ giảm đáng kể.

-  Điểm mua: là phiên break out, ở phiên này, khối lượng giao dịch nên tăng lên mạnh mẽ (ít nhất 50% so với trung bình 50 phiên và cao hơn phiên gần nhất, càng cao càng tốt).

Nhận xét:

Hầu hết các siêu cổ phiếu trước khi bước vào chu kỳ tăng giá mạnh mẽ đều thỏa mãn kiện này. Vì vậy, bạn có thể áp dụng mô hình xu hướng để nhanh chóng nhận ra cổ phiếu bắt đầu bước vào chu kỳ tăng giá. Điều này nhằm bạn tránh khỏi tình trạng mua rồi chờ mãi mà cổ phiếu không tăng 1 khi bán ra cổ phiếu lại bắt đầu tăng mạnh.

-  Tôi có thể mua cổ phiếu sớm hơn điểm mua chuẩn, nếu cổ phiếu này đã được tôi tầm soát và thấy giá rẻ hơn nhiều so với định giá tương lai chủ quan của tôi.

- Muốn đếm số tuần hình thành nền giá hay tay cầm, hãy chuyển qua đồ thị tuần, tuần giảm giá (đỏ) đầu tiên tính là tuần thứ nhất Nội suy khối lượng: Ở tất cả điểm mua break out tôi trình bày ở trên đều yêu cầu khối lượng đột biến (cao hơn trung bình 50. phiên ít nhất 50%, càng cao càng tốt). Tuy nhiên, vấn đề là muốn biết điều đó thì phải chờ đến cuối ngày, khi đó giá cổ phiếu có thể đã tăng quá cao. Vậy bạn có thể dùng phương pháp nội suy để dự đoán tương đối khối lượng giao dịch, ví dụ, thời gian giao dịch một phiên ở Việt Nam là 4 tiếng (4 tiếng 15 phút), vậy nếu bạn thấy vào lúc 10h sáng mà khối lượng đã đạt 50% so với mức tối thiểu yêu cầu, có thể suy ra khối lượng giao dịch cả ngày hôm đó sẽ gấp đôi khối lượng yêu cầu. Tất nhiên đây là phương pháp nội suy để dự đoán tương đối.

II. CÁC CỔ PHIẾU MẠNH HƠN THỊ TRƯỜNG CHUNG

Cách mua cổ phiếu khi thị trường chung điều chỉnh: Khi bạn nhận thấy một cổ phiếu có một trong ba dấu hiệu dưới đây, thì đó thường là cổ phiếu mạnh hơn thị trường chung, sẽ tăng mạnh khi thị trường chung cân bằng trở lại, thậm chí tăng bất chấp thị trường chung. Tôi thường áp dụng phương pháp này để mua khi thị trường chung điều chỉnh (không phải thị trường “con gấu” vì nó sẽ tàn khốc hơn. Nhưng ngay cả khi một cổ phiếu có những dấu hiệu này cũng không có nghĩa là bạn luôn đúng, bạn luôn luôn phải quản trị rủi ro thật chặt bằng cách:

- Chỉ mua những cổ phiếu đã tầm soát với nền tảng cơ bản tốt, lợi thế ngành lớn và định giá hiện tại còn rẻ hơn nhiều so với tương lai. Cần tránh xa các cổ phiếu đầu cơ hoặc chỉ nên đầu cơ với tỷ trọng thấp.

- Chia sức mua ra 3 hay 4 phần để thực hiện kế hoạch giải ngân từng phần, đề phòng thị trường tiếp tục giảm sâu hoặc cổ phiếu  không mạnh như dự đoán.

1. Cổ phiếu tạo đáy trước thị trường chung:
Khi thị trường chung giảm mạnh, giá cổ phiếu bị điều chỉnh giảm theo, nhưng trong khi thị trường chung tiếp tục giảm thì cổ phiếu đã tạo đáy đi lên trước thị trường chung. Ở trường hợp này, ta nói cổ phiếu tạo đáy trước thị trường chung . Khi thị trường chung cân bằng trở lại, khả năng cao là các cổ phiếu dạng này sẽ phục hồi mạnh mẽ và tăng giá nhanh chóng.

2. Cổ phiếu đi ngang khi thị trường chung giảm:
Khi thị trường chung giảm mạnh, các cổ phiếu dạng này cũng bị ảnh hưởng giảm theo, nhưng sau đó sớm tìm được điểm cân bằng và hầu như đi ngang để tạo đáy, không bị giảm theo thị trường chung nữa . Đây là dấu hiệu cổ phiếu mạnh hơn thị trường chung và thường sẽ bật lên cùng lúc hoặc trước thị trường chung.

3 Cổ phiếu tăng khi thị trường chung giảm:

Là cổ phiếu tăng giá mạnh mẽ, bất chấp thị trường chung đang giảm mạnh. Đây thường là loại cổ phiếu có câu chuyện thật sự hấp dẫn như lợi nhuận doanh nghiệp tăng đột biến trong ngành đang được hưởng lợi lớn từ điều kiện vĩ mô, hoặc cổ phiếu có game đặc biệt. Sở dĩ những cổ phiếu này tăng giá bất chấp thị trường chung vì chúng được nhiều nhà đầu tư tổ chức, cá nhân đặc biệt quan tâm. Họ gom hàng vì kỳ Vọng giá sẽ còn tăng mạnh trong tương lai, làm cho lực bán hoảng bị hấp thụ dễ dàng.

 

Chi tiết ở sách

Các phương pháp định giá cổ phiếu cơ bản

ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU

Định giá cổ phiếu tức là chúng ta đi tìm giá trị nội tại của một cổ phiếu. Với nhà đầu tư, định giá cổ phiếu là tìm giá trị định giá hiện tại và giá trị thực cổ phiếu tương lai quy về hiện tại. Hai giá trị này có sự cách biệt lớn. Một siêu cổ phiếu hình thành từ những quý đầu tiên tăng trưởng cao hoặc rất cao, sau đó trải qua nhiều quý tăng trưởng liên tục thể hiện vào giá trị công ty, cho chúng ta biếtnội tại của doanh nghiệp đang thay đổi . Sự cách biệt này có thể là nhiều lần, thậm chí hàng tế lần trong suốt quá trình tăng trưởng lợi nhuận. Vì vậy, định giá cổ phiếu đúng có ý nghĩa sống còn với một nhà đầu tư. Nếu không biết định chuẩn xác, bạn sẽ không biết giá trị của cổ phiếu trong tương lai.

- Giá trị thực là giá trị mà bạn phải tính toán thông qua các phương pháp định giá cổ phiếu.

- Giá thị trường là giá mà các nhà đầu tư mua bán trên thị trường hiện nay trả cho cổ phiếu đó thông qua các sàn giao dịch.

- Giá cổ phiếu tương lai là giá mấu chốt cho mọi thành công quan trọng của nhà đầu tư, được xác định bằng cách dự báo các thông số tài chính công ty trong tương lai rồi định giá chúng. Trong một thị trường chán chường đạt đáy dài hạn, giá trị thực của Cổ phiếu thường cao hơn giá thị trường rất nhiều. Ví dụ, một tờ tiền (cổ phiếu) trên thị trường có giá trị 20.000 đồng, nhưng nhà đầu tư mua bán với nhau khớp lệnh chỉ quanh 10.000 đồng.

- Trong một thị trường nóng sốt, đạt đỉnh tạm thời do dòng tiền nóng vào thị trường quá lớn, giá trị thực có thể thấp hơn nhiều so với giá thị trường. Đây cũng là nguyên nhân thua lỗ lớn của nhà đầu tư. Ví dụ, một tờ tiền (cổ phiếu trên thị trường có giá trị 20.000 đồng, nhưng nhà đầu tư mua bán với nhau khớp lệnh lên đến 50.000 đồng, thậm chí 200.000 đồng.

Có một thực tế mà chúng ta phải chấp nhận là: Việc định giá đúng một cổ phiếu tương thích với giá giao dịch trên thị trường là rất khó, thậm chí không thể. Độ chính xác chỉ là tương đối, do giá cổ phiếu phụ thuộc vào tâm lý, dòng tiền, tác động trọng yếu nhất thời, thời điểm trong nền kinh tế, cổ đông lớn. Rất nhiều tác động, vậy nên không bỏ phương pháp nào giúp bạn định giá chuẩn xác nhất.  Sau đây là một số phương pháp để định giá cổ phiếu:

1. Phương pháp P/E
P/E (Price to Earning Ratio – PER) là một trong những công cụ để định giá cổ phiếu khi đầu tư chứng khoán. Chỉ số P/E chính bằng số năm mà nhà đầu tư hòa vốn khi đầu tư vào doanh nghiệp nếu lợi nhuận không đổi, nó cũng có giá trị ở hiện tại và không phản ánh được gì nhiều về tương lai.

P/E = Giá thị trường | EPS

hoặc

P/E = Vốn hóa công ty / Lợi nhuận sau thuế (EPS là số liệu 4 quý gần nhất, tại thời điểm định giá.)

Nhà đầu tư nên phân biệt rõ hai loại P/E: loại lấy thu nhập 4 quý trước đó (gọi là trailing P/E) và loại dự báo thu nhập 4 quý tiếp theo (gọi là forward P/E hay P/E dự phóng). Khi nói đơn giản P/E, thì nên hiểu là trailing P/E.

2. Theo phương pháp P/B

Tỷ số (hệ số) P/B (Price to Book Value Ratio - PBR) là một công cụ của phương pháp phân tích cơ bản để định giá cổ phiếu, thể hiện giá cổ phiếu gấp bao nhiêu lần tài sản ròng của công ty.

P/B = Giá thị trường / Giá trị sổ sách

hoặc P/B = Vốn hóa công ty / Vốn chủ sở hữu

Về mặt lý thuyết, giá cổ phiếu của công ty phụ thuộc vào tài sản ròng tức là giá trị sổ sách của một cổ phiếu. Vậy bạn cần phải xác định giá trị sổ sách hiện tại và giá trị sổ sách tương lai để xác định xem cách biệt của chúng lớn hay không.

Tài sản ròng lớn có thể giúp bạn phần nào thấy an toàn, nhưng nó không có nhiều ý nghĩa với giá cổ phiếu. Với những công ty có gía trị vô hình lớn, bạn sẽ định giá, so sánh với các công ty cùng ngành, đau giá mức độ tăng trưởng bằng cách nào?

Chỉ số P/B phản ánh số tiền mà nhà đầu tư bỏ ra so với vốn chủ sỡ hữu của Công ty, tức là mối quan hệ giữa giá thị trường và giá sổ sách. Trong khi giá cổ phiếu trên thị trường là thước đo của dòng Liên mà công ty sinh ra trong tương lai. Còn giá trị sổ sách (vốn chủ

hữu) là thước đo kế toán dựa trên lịch sử và hiện tại

3. Định giá theo tỷ suất cổ tức

Tỷ suất cổ tức (r) là tỷ lệ cổ tức trả bằng tiền mặt chia cho giá cổ phiếu. Chúng ta có thể so sánh tỷ lệ cổ tức này với lãi suất trên thị trường tiền gửi ngân hàng để so sánh tính chất lợi thế hay thua thiệt của nó. Giá cổ phiếu ít khi bị tác động lớn bởi chỉ tiêu này. Chúng ta chỉ nên tham khảo để xem xét ưu thế của cổ phiếu. Trên thị trường cũng có nhiều nhà đầu tư đi săn lùng cổ tức vì cho rằng cổ tức nhận được sẽ cao hơn lãi suất tiền gửi ngân hàng. Trong thực tế, thị trường chứng khoán đạt đáy dài hạn thì vẫn có nhiều cổ phiếu có cổ tức cao hơn rất nhiều so với lợi tức tiền gửi.

Một công ty giá trị, một công ty trường tồn tăng trưởng vừa phải. Nhiều nhà đầu tư cũng ưa thích định giá cổ phiếu thông qua chiết khấu dòng lợi tức thu được hàng năm, kèm mức độ tăng trưởng giúp cổ tức tăng. Có thể xem đây như một cách đầu tư theo hàm lãi suất kép. Trên thị trường Việt Nam, các công ty trước đây như VNM, PTB, FPT, HPG... là những ví dụ quan trọng mà bạn cần nghiên cứu thêm nếu muốn hiểu rõ hơn về phương pháp này.

4. Định giá theo phương pháp chiết khấu dòng tiền

Hầu hết các sách về quản trị tài chính công ty đều đề cập đến Phương pháp chiết khấu dòng tiền. Phương pháp này đề cao giá trị của một công ty, nhấn mạnh đến biên an toàn. Thị trường cổ phiếu là thị trường cho phép nhà đầu tư giao dịch mua bán cổ phiếu, cũng là thị trường giá cả của một công ty mang tính vốn hóa. Từ đây, chúng ta có thể nhìn ra một công ty giá trị đáng để bỏ tiền, hay một công ty phẩm chất kém vô giá trị. Trong những giai đoạn thị trường con gấu kéo dài, giá trị công ty tiệm cận đến vùng giá đáy dài hạn, công ty giá trị cao sẽ có giá hời nhất. Dựa vào quan điểm này, nhà đầu thấy đó là trường hợp đầu tư tốt nhất, dài hạn, đánh lớn ở kỳ giá trị. Công thức tính chiết khấu dòng tiền:

PV = FV/(1 + r)n

FV (Future Value): Giá trị trong tương lai.

PV (Present Value): Giá trị ở hiện tại.

i (Interest Rate): Lãi suất trong kỳ. n: Số kỳ tính lãi suất.

r: Lãi tích hợp (lãi kép, compound interest): mỗi khoản thanh, tái đầu tư để hưởng lãi trong những kỳ kế tiếp.

Giá trị tương lai (future value) của khoản đầu tư PV sau n năn lãi suất tích hợp r là:

FV= PV(1 + r)"

Nhà đầu tư có thể ứng dụng hàm chiết khấu này với các cổ Hà: như VNM (2002-2017), HPG (2015-2021), PTB, VCS, FPT... để thấy ha, quả thực sự lớn.

5. Định giá bằng phương pháp PEG

Chỉ số PEG thể hiện mối quan hệ giữa chỉ số P/E (giá/thu nhập) so với tỷ số tăng trưởng G của thu nhập (EPS). Đây là phương pháp định giá nhằm khắc phục nhược điểm của P/E do giá trị tăng trưởng của công ty, lợi nhuận liên tục thay đổi. P/E thể hiện bản chất tĩnh của loanh nghiệp, còn chỉ số PEG thể hiện bản chất động.

PEG = PE/G

PE: Hệ số P/E

G: Tốc độ tăng trưởng trong tương lai (%)

PEG > 1: Giá cổ phiếu cao hơn giá trị thực

PEG = 1: Giá cổ phiếu đúng bằng giá trị thực

PEG < 1: Giá cổ phiếu thấp hơn giá trị thực

Quy tắc 72 – Chìa khóa vàng giúp bạn nhân đôi tài sản

Quy tắc 72 – Chìa khóa vàng giúp bạn nhân đôi tài sản

Ngày nay, chứng khoán là kênh đầu tư được rất nhiều bạn trẻ yêu thích và tham gia. Ai cũng mong muốn kiếm lời từ thị trường này. Thế nhưng bạn có biết mất bao lâu để vốn đầu tư ban đầu tăng gấp đôi hay không? Có một quy tắc tính toán rất phổ biến mà nhà đầu tư nào cũng cần nắm rõ, đó là quy tắc 72. Dựa vào quy tắc này, bạn sẽ xác định được mất bao lâu để tăng gấp đôi số tiền tích lũy với mọi lãi suất. Vậy quy tắc 72 là gì và cách áp dụng vào đầu tư chứng khoán như thế nào? Các bạn hãy tham khảo ngay bài viết sau đây để giải đáp những câu hỏi này nhé. 

Tổng hợp kiến thức về quy tắc 72 và lãi suất kép

Lãi kép là gì? 

Khi tìm hiểu về quy tắc 72, một khái niệm mà bạn chắc chắn không thể bỏ qua chính là lãi kép. Vậy lãi kép là gì? Sức mạnh của lãi suất kép trong chứng khoán như thế nào?

Lãi kép là “lãi của lãi” hay “lãi mẹ đẻ lãi con”, tức là đến hạn tiền lãi kỳ trước sẽ được tính là tiền gốc. Và tiền lãi kỳ tiếp theo sẽ được tính trên cả số tiền này. Lãi kép khác với lãi đơn – chỉ tính tiền lãi trên số tiền gốc ban đầu.

Lãi suất kép mang đến nhiều lợi ích cho người đầu tư

Giả sử bạn có vốn gốc là 100 triệu, bạn gửi ngân hàng với lãi suất 10% trong 3 năm. Nếu theo công thức tính lãi đơn, bạn sẽ có lãi suất sau 3 năm là 30 triệu.

Nếu tính theo công thức lãi kép:

  • Năm 1: lãi 10 triệu
  • Năm 2: lãi 11 triệu
  • Năm 3: lãi 12,1 triệu

Như vậy sau 3 năm lãi của bạn là 33,1 triệu, chênh lệch với lãi đơn là 3,1 triệu.

Ví dụ khiến bạn nghĩ sự chênh lệch giữa lãi kép và lãi đơn không có lớn. Tuy nhiên thực tế của nó hoàn toàn trái ngược. Bởi sức mạnh của lãi kép nằm ở thời gian, thời gian càng dài thì tiền lãi càng lớn.

Ví dụ về lãi suất kép

Bạn đi vay 10 triệu, lãi suất 1% mỗi ngày và thỏa thuận 10 ngày đầu trả lãi đơn. Nghĩa là mỗi ngày bạn mất 100 nghìn tiền lãi. Sau 10 ngày, cả gốc và lãi bạn phải trả là 11 triệu.

Thế nhưng sau 10 ngày bạn không có khả năng trả nợ. Do đó, bạn phải chịu mức lãi kép theo ngày và số tiền cả gốc lẫn lãi được tính sau 1 năm là:

Tiền gốc và lãi khi áp dụng lãi suất kép cho việc đi vay 10 triệu

Nếu tính mức lãi đơn, sau 1 năm bạn chỉ phải trả số tiền cả gốc lẫn lãi là 46.500.000. Tuy nhiên, mức lãi kép gấp hơn 8 lần so với mức lãi đơn.

Sức mạnh của lãi suất kép trong đầu tư chứng khoán

Giả sử có 2 người A và B cùng đầu tư 500 triệu vào thị trường chứng khoán với lợi nhuận 10%/ năm.

Anh A mỗi khi nhận được tiền lời đều cho vào tài khoản để tái đầu tư. Trong khi đó anh B rút tiền lãi của mình để tiêu xài. Theo thời gian, tiền gốc ban đầu của anh A sẽ tăng lên trong khi của B vẫn nguyên 500 triệu.


Sức mạnh của lãi kép trong đầu tư chứng khoán

Thời gian càng dài thì sức mạnh của lãi kép càng lớn. Vì vậy, lãi suất kép cực kỳ phù hợp cho những nhà đầu tư có chiến lược dài hạn. Khi áp dụng lãi suất kép trong đầu tư từ thời gian 10 năm trở lên, bạn sẽ nhận được khoản lời cực kỳ hấp dẫn.

Quy tắc 72 là gì? 

Quy tắc 72 là một cách tính nhanh tác dụng của lãi kép. Đây là công thức giúp bạn tính nhanh thời gian cần thiết để nhân đôi số tiền đầu tư. Công thức này được áp dụng là lấy 72 chia cho lãi suất.

Công thức:

t = 72 : R (công thức 1)

Trong đó:

  • t: thời gian nhân đôi khoản đầu tư ban đầu
  • R: Lãi suất
Định nghĩa quy tắc 72 là gì?

Ví dụ: 

Với mức lãi suất 4%/ năm, bạn cần: 72 : 4 = 18 năm để nhân đôi số tiền đầu tư.

Với mức lãi suất 9%/ năm, bạn cần: 72 : 9 = 8 năm để nhân đôi số tiền đầu tư.

Với mức lãi suất 12%/ năm, bạn cần: 72 : 12 = 6 năm để nhân đôi số tiền đầu tư.

Quy tắc 72 cũng được dùng để ước lượng mức lãi cần thiết. Giả sử bạn muốn tăng gấp đôi số tiền của mình trong vòng 5 năm. Như vậy, bạn cần đạt mức lãi là 72 : 5 = 14,5%/ năm.

Trong đầu tư chứng khoán, nếu bạn đầu tư vào cổ phiếu VNM có mức lãi suất kép 50%, thì chỉ sau 72 : 50 = 1,44 năm bạn sẽ tăng số tiền đầu tư ban đầu lên được gấp đôi.

Bắt nguồn của quy tắc 72

Trên thực tế, công thức dựa theo quy tắc 72 nêu trên là một phiên bản thu gọn giúp nhà đầu tư dễ dàng áp dụng và tính toán. Trên thực tế, để tối giản được công thức này, phải trải qua một loạt các công thức toán học phức tạp khác.

Bắt đầu tư công thức tính lãi kép:

A =P (1+r)t  

Trong đó:

  • A: số tiền tích lũy
  • P: Khoản đầu tư gốc
  • r: lãi suất mỗi kỳ
  • t: thời gian (chu kỳ)

Khi số tiền tích lũy gấp đôi khoản đầu tư ban đầu, chúng ta được công thức: 2P =P (1+r)t

Chi cả 2 vế cho P được công thức rút gọn: (1+r) x t=2

Giải phương trình này cho t bằng cách lấy log tự nhiên cho cả 2 vế ta được:

t x ln(1+r)=ln(2) => t=ln(2)/ln(1+r) (công thức 2)

Giả sử r = 8% (mức trung bình đối với lãi suất từ 6 đến 10%), ta được:

t=(0.69/r) x (0.08/ln(1.08)=(0.69/r) x 1.0395

rt=0.69 x 1.0395 = 0.72

Nhân cả hai vế với 100 để đặt tỷ lệ thập phân r thành tỷ lệ phần trăm R ta được:

R*t = 72

Áp dụng công thức t = 72/r, ta sẽ tính được thời gian để gấp đôi khoản đầu tư có lãi suất 8%/ năm là: 72 : 8 = 9 năm. Để tính chính xác hơn, chúng ta áp dụng công thức: T = ln (2) / ln (1 + (8/100)) = 9.006 năm

Như vậy có thể thấy, độ chính xác của hai cách tính sai lệch không đáng kể. Do đó, nhà đầu tư thường áp dụng công thức (1) để đơn giản và nhanh gọn.

Nên đầu tư gì để áp dụng lãi suất kép và quy tắc 72

Lãi suất kép và quy tắc 72 quả thực rất hấp dẫn và có ích trong đầu tư làm giàu. Nhưng để có thể sử dụng chúng một cách hiệu quả vào đầu tư thực tiễn là điều không hề dễ dàng.

Nên đầu tư gì để tăng lãi suất kép?
  • Ngày nay, lãi suất kép được áp dụng trong rất nhiều kênh đầu tư như bất động sản, chứng khoán và gửi tiết kiệm. Vậy nhưng, để trở nên giàu có nhờ gửi tiết kiệm với lãi suất kép là điều gần như không thể. Bởi kẻ thù số 1 của lãi suất kép chính là lạm phát. Hãy tưởng tượng, nếu bạn gửi tiết kiệm lãi suất kép 7% nhưng lạm phát tới 5%. Như vậy, lãi suất gửi tiết kiệm thực tế của bạn chỉ 2% mà thôi.
  • Bản chất của lãi suất kép là đầu tư dài hạn. Vì vậy, bạn nên đầu tư vào các tài sản như bất động sản và cổ phiếu. Bất động sản không bị ảnh hưởng bởi lạm phát và sinh lời rất lớn nhờ lãi suất kép. Cùng với đó, bạn có thể tính toán rõ ràng thời gian sinh lời gấp đôi của tài sản qua quy tắc 72.
  • Tuy nhiên, không phải ai cũng có nhiều tiền để đầu tư vào bất động sản. Chính vì vậy, đầu tư chứng khoán cũng là một kênh đáng để bạn cân nhắc. Có rất nhiều tỷ phú đô la trên thế giới giàu lên nhờ thị trường chứng khoán, trong đó có Warren Buffett. Vì vậy, bạn đừng bỏ qua kênh đầu tư này nhé.

Thuận ngữ về PPI, CPI, lạm phát, giảm phát, GDP 

Chỉ số giá sản xuất (Producer Price Index - PPI) là gì?
Chỉ số giá sản xuất (tiếng Anh: Producer Price Index, viết tắt: PPI) được thiết kế để phản ánh những thay đổi bình quân trong giá tất cả các hàng hoá và dịch vụ của người sản xuất ở tất cả các khâu của quá trình chế biến.

Chỉ số giá sản xuất (Producer Price Index - PPI)

Định nghĩa

Chỉ số giá sản xuất trong tiếng Anh là Producer Price Index, viết tắt là PPI. Có nhiều cách định nghĩa chỉ số giá sản xuất:

Chỉ số giá sản xuất được thiết kế để phản ánh những thay đổi bình quân trong giá tất cả các hàng hoá và dịch vụ của người sản xuất ở tất cả các khâu của quá trình chế biến. (Theo Từ điển Kinh tế học, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)

Chỉ số giá sản xuất là chỉ số đo lường mức giá chung của sản phẩm trung gian và sản phẩm được bán buôn.

Chỉ số giá sản xuất - PPI cũng được Cục Lao động và Thống kê Mỹ tính toán và công bố hàng tháng và ghi lại mức giá sỉ bình quân thay đổi như thế nào theo thời gian.

Ý nghĩa của chỉ số giá sản xuất 

- PPI là một chỉ số hữu dụng về xu hướng đối với giá cả và phản ánh trước xu hướng chỉ số giá tiêu dùng CPI. Khi giá cả sản xuất tăng thì sau đó một vài tháng chỉ số giá tiêu dùng cũng sẽ tăng, vì các công ty chuyển tiếp chi phí sang người tiêu dùng.

- PPI mô tả mức độ thay đổi giá cả trung bình trong rổ hàng hóa cố định được mua bởi nhà sản xuất và đo lường sự lạm phát trong khu vực sản xuất của một quốc gia.

- Tóm lại, tỉ lệ phần trăm thay đổi của PPI đo lường chi phí lạm phát và dự đoán sự thay đổi sắp tới của chỉ số giá tiêu dùng CPI.

*Chỉ số giá tiêu dùng (Consumer Price Index, viết tắt: CPI) là một chỉ số cơ bản đo lường giá cả hàng hoá dịch vụ và cho biết liệu nền kinh tế có bị lạm phát hoặc giảm phát hay không.

Khi nào nên sử dụng chỉ số giá sản xuất PPI?

- Giá danh nghĩa của một hàng hóa là giá tuyệt đối của hàng hóa đó, không điều chỉnh theo lạm phát.

- Giá thực của một hàng hóa là giá tương quan với mức giá chung và được điều chỉnh theo tỉ lệ lạm phát.

- Câu hỏi đặt ra là nên dùng chỉ số nào để chuyển giá danh nghĩa sang giá thực? Điều này phụ thuộc vào loại sản phẩm mà bạn đang xem xét. Nếu đó là một sản phẩm hay một dịch vụ mà người tiêu dùng thường mua, thì chọn CPI. Nếu thay vào đó là một sản phẩm mà các doanh nghiệp thường mua thì chọn PPI.

Chỉ số giá tiêu dùng CPI (Consumer Price Index)

Định nghĩa

Chỉ số giá tiêu dùng trong tiếng Anh gọi là Consumer Price Index, viết tắt là CPI.

Chỉ số giá tiêu dùng đo lường mức giá trung bình của giỏ hàng hóa và dịch vụ mà một người tiêu dùng điển hình mua.

Đặc điểm

Theo MarkKobaCNBC, CPI đo lường chi phí trong các lĩnh vực sau:

Ý nghĩa của CPI

Chỉ số giá tiêu dùng là một chỉ tiêu tương đối phản ánh xu thế và mức độ biến động của giá bán lẻ hàng hóa tiêu dùng và dịch vụ dùng trong sinh hoạt của dân cư và các hộ gia đình. Bởi vậy nó được dùng để theo dõi sự thay đổi của chi phí sinh hoạt theo thời gian. Khi CPI tăng đồng nghĩa với việc mức giá trung bình tăng và ngược lại.

Sự biến động của CPI có thể gây ra lạm phát hoặc giảm phát từ đó làm suy sụp cả một nền kinh tế. Khi giá cả tăng tới mức không thể kiểm soát nổi thì lạm phát trở thành siêu lam phát.

Điển hình vào 10/7/1946, giá tăng gần 350%/ngày gây ra hiện tượng siêu lạm phát ở Hungary, từ đó làm cho đồng pengo không còn giá trị, trở thành đơn vị tiền tệ thấp nhất. (Theo Cris Carter - 10 July 1946: Hungary suffers the world's worst hyperinflation, Money Week).

Bên cạnh đó sự sụt giảm mức giá chung CPI do sự sụt giảm của tổng cầu, gây ra hiện tượng giảm phát và kéo theo suy thoái kinh tế và thất nghiệp.

Cách xây dựng chỉ số giá tiêu dùng

Bước 1: Cố định giỏ hàng hóa: thông qua điều tra, người ta sẽ xác định lượng hàng hóa, dịch vụ tiêu biểu mà một người tiêu dùng điển hình mua.

Bước 2: Xác định giá cả: thống kê giá cả của mỗi mặt hàng trong giỏ hàng hóa tại mỗi thời điểm

Bước 3: Tính chi phí (bằng tiền) để mua giỏ hàng hóa bằng cách dùng số lượng nhân với giá cả của từng loại hàng hoá rồi cộng lại.

Bước 4: Tính chỉ số giá tiêu dùng cho các năm

Bước 5: Tính tỉ lệ lạm phát

Lạm phát (Inflation) là gì? Nguyên nhân gây ra lạm phát
Lạm phát (Inflation) là hiện tượng giá tăng nhanh và liên tục trong một khoảng thời gian dài.

Định nghĩa

Lạm phát trong tiếng Anh là Inflation. Lạm phát là sự tăng lên liên tục của mức giá chung.

Điều này không nhất thiết có nghĩa giá của mọi hàng hóa và dịch vụ đồng thời phải tăng lên theo cùng một tỉ lệ, mà chỉ cần mức giá trung bình tăng. Lạm phát vẫn có thể xảy ra khi giá cả của một số hàng hóa giảm, nhưng giá cả của các hàng hóa và dịch vụ khác tăng đủ mạnh để đảm bảo cho mức giá chung tăng.

Đo lường lạm phát

Tỉ lệ lạm phát là chỉ tiêu phản ánh tỉ lệ tăng thêm hay giảm bớt của mức giá chung ở kì nghiên cứu so với kì gốc. Tỉ lệ lạm phát được xác định bởi công thức:

Trong đó:

πt: tỉ lệ lạm phát của thời kỳ t

Ip1: chỉ số giá của kì nghiên cứu

 Ip0:  chỉ số giá của thời kì trước đó

Trên thực tế, một số quốc gia sử dụng chỉ số giá tiêu dùng - CPI để đo lường lạm phát. Khi đó, tỉ lệ lạm phát được tính như sau:

Trong đó:

CPIt: chỉ số giá tiêu dùng năm t

CPIt-1: chỉ số giá tiêu dùng năm t - 1

Phân loại lạm phát

Căn cứ vào quy mô của lạm phát, lạm phát bao gồm:

- Lạm phát vừa phải: là lạm phát khi tỉ lệ lạm phát dưới 10% một năm.

- Lạm phát phi mã: là loại lạm phát hai và ba con số trong một năm.

- Siêu lạm phát: là loại lạm phát ba, bốn con số, nghĩa là tỉ lệ lạm phát hàng trăm, hàng ngàn, hàng triệu… phần trăm một năm.

Căn cứ vào qui mô lạm phát và độ dài thời gian, lạm phát được chia thành:

- Lạm phát kinh niên: thường kéo dài trên ba năm với tỉ lệ lạm phát nhỏ hơn 50% một năm.

- Lạm phát nghiêm trọng: thường kéo dài trên ba năm với tỉ lệ lạm phát trên 50% một năm.

- Siêu lạm phát là lạm phát kéo dài trên một năm với tỉ lệ lạm phát trên 200% một năm.

Các nguyên nhân gây ra lạm phát

- Lạm phát do cầu kéo

Lạm phát do cầu kéo xảy ra do tổng cầu tăng, đặc biệt khi sản lượng đã đạt hoặc vượt quá mức tự nhiên. Khi nhu cầu của thị trường về một mặt hàng nào đó tăng lên sẽ kéo theo sự tăng lên về giá cả của mặt hàng đó. Giá cả của các mặt hàng khác cũng theo đó leo thang, dẫn đến sự tăng giá của hầu hết các loại hàng hóa trên thị trường. Lạm phát do sự tăng lên về cầu (nhu cầu tiêu dùng của thị trường tăng) được gọi là "lạm phát do cầu kéo".

- Lạm phát do chi phí đẩy

Lạm phát cũng có thể xảy ra khi một số loại chi phí đồng loạt tăng lên trong toàn bộ nền kinh tế. Ba loại chi phí thường gây ra lạm phát là: tiền lương, thuế gián thu giá nguyên liệu nhập khẩu. Khi giá cả của một hoặc vài yếu tố này tăng lên thì tổng chi phí sản xuất của các doanh nghiệp cũng tăng theo, từ đó giá thành sản phẩm tăng lên nhằm bảo toàn lợi nhuận, kết quả là mức giá chung của toàn thể nền kinh tế cũng sẽ tăng và gây ra lạm phát.

- Lạm phát ì

Khi giá cả chung của các hàng hóa và dịch vụ tăng đều đều với một tỉ lệ tương đối ổn định, tức là giá cả chung tăng liên tục đều đặn theo thời gian. Do tăng đều nên mọi người đã có thể dự tính trước mức độ của nó nên người ta còn gọi là lạm phát dự kiến. Lạm phát này khi đã hình thành thì thường trở nên ổn định và tự duy trì trong một thời gian dài nên được gọi là lạm phát ì.

 

 

Chỉ báo ADX (hệ thống định hướng), chỉ báo RSI, Chỉ báo Bollinger band

Hệ thống Directional (Định hướng)

Hệ Thống Directional là phương pháp theo sau xu hướng được phát triển bởi J.Welles Wilder, Jr, vào giữa những năm 1970 và được chỉnh sửa bởi một vài nhà phân tích. Chỉ báo này xác định xu hướng và cho thấy khi nào xu hướng đang chuyển động đủ nhanh để chạy theo. Nó giúp các nhà giao dịch kiếm lợi nhuận ở những đoạn giữa của xu hướng.

Làm thế nào để xây dựng Hệ thống Directional

Chuyển động định hướng (Directional Movement – viết tắt là DM) được định nghĩa là một phần của khung giá ngày hôm nay nằm ngoài khung giá của ngày hôm trước. Hệ thống Directional kiểm tra xem liệu khung giá ngày hôm nay có nằm cao hơn hay thấp hơn khung giá ngày hôm trước và lấy bình quân kết quả này trong một khoảng thời gian. Các tính toán phức tạp tốt nhất nên dành cho máy tính. Hệ thống Directional được bao gồm trong hầu hết các phần mềm phân tích kỹ thuật.

  1. Xác định “Chuyển Động Định Hướng – Directional Movement (DM)” bằng cách so sánh khung giá đỉnh – đáy của ngày hôm nay Để so với khung giá đỉnh – đáy của ngày hôm trước. Chuyển Động Định Hướng là phần lớn nhất của khung giá ngày hôm nay nằm ngoài khung giá ngày hôm trước. Có bốn loại DM . DM luôn là con số dương (+DMI và –DI đơn giản là chỉ hướng chuyển động nằm trên hay dưới khung giá ngày hôm trước).
  2. Xác định “Khung giá thực – True Range (TR)” của thị trường mà bạn phân tích. TR luôn là con số dương lớn nhất trong ba con số sau:


Chuyển động định hướng là phần lớn nhất của khung giá ngày hôm nay nằm ngoài khung giá ngày hôm trước.

  1. Nếu khung giá ngày hôm nay nằm trên khung giá ngày hôm trước, Chuyển Động Định Hướng là dương (+DM).
  2. Nếu khung giá ngày hôm nay nằm dưới khung giá ngày hôm trước, Chuyển Động Định Hướng là âm (–DM).
  3. Nếu khung giá ngày hôm nay nằm trong hoặc ngang bằng với khung giá ngày hôm trước, không có Chuyển Động Định Hướng (DM=0). Nếu khung giá ngày hôm nay đều nằm cao hơn và thấp hơn khung giá ngày hôm trước, DM là âm hay dương tùy thuộc vào phần nằm ngoài nào là lớn hơn.
  4. Đối với ngày tăng giá có khoảng trống, +DM bằng khoảng cách giữa giá đóng cửa ngày hôm nay trừ đi đỉnh ngày hôm trước. Đối với ngày giảm giá có khoảng trống, –DM bằng khoảng cách giữa giá đóng cửa ngày hôm nay với đáy thấp nhất ngày hôm trước.

a. Khoảng cách từ đỉnh ngày hôm nay đến đáy ngày hôm nay.
b. Khoảng cách từ đỉnh ngày hôm nay so với giá đóng cửa ngày hôm qua.
c. Khoảng cách từ đáy ngày hôm nay so với giá đóng cửa ngày hôm qua.
3. Tính Chỉ báo Định Hướng (Directional Indicator) +DI và –DI hàng ngày. Chúng cho phép bạn so sánh các thị trường khác nhau bằng cách thể hiện chuyển động định hướng theo tỷ lệ phần trăm với khung giá thực của mỗi thị trường. Mỗi DI là con số dương: +DI bằng 0 vào ngày không có chuyển động định hướng tăng giá; – DI bằng 0 vào ngày không có chuyển động định hướng giảm giá.
+DI= + DM /TR

- DI= - DM /TR

  1. Tính Đường Định Hướng Được Làm Phẳng (+DI13 và –DI13). Việc làm phẳng +DI và –DI được thực hiện bằng các đường trung bình di động. Hầu hết các phần mềm phân tích kỹ thuật cho phép bạn chọn bất cứ khoảng thời gian nào để làm phẳng, chẳng hạn như đường trung bình di động 13 ngày. Bạn có hai đường chỉ báo: đường Định Hướng Âm và Dương, là +D113 và –DI13. Cả hai con số này đều là số dương Chúng thường được đánh dấu theo các màu sắc khác nhau.

Mối quan hệ giữa đường Dương và  Âm xác định xu hướng. Khi +D13 nằm ở trên, cho thấy xu hướng tăng giá và khi —DI13 nằm ở trên, cho thấy xu hướng đang giảm giá. Sự giao cắt giữa +DI13 và DI13 tạo nên các tín hiệu mua và bán. -

  1. Tỉnh toán Chỉ báo Định Hướng Trung Bình (Average Directional Indicator – ADX). Phần độc đáo của hệ thống Directional là cho biết khi nào xu hướng đáng tin cậy để theo sau. ADX đo lường khoảng cách giữa các đường Định Hướng +DI13 và –DI13. Nó được tính toán theo hai bước sau:

a. Tính toán chỉ báo Định Hướng hàng ngày (DX)
DX= (+ DI13 − − DI13 /+DI13+ DI13 )*100

Ví dụ, nếu +DI13 = 34 và –DI13 = 18, thì DX gần bằng 31,

DX= (34-18 /34 +18)* 100 = 30.77.

b. Tính toán ADX bằng cách làm phẳng DX bởi đường trung bình di động, chẳng hạn như EMA 13 ngày
Trong suốt xu hướng tăng đang tồn tại bền vững, chênh lệch giữa hai đường Định Hướng được làm phẳng sẽ tăng dần và ADX tăng. ADX giảm khi có sự đảo ngược xu hướng hoặc khi thị trường rơi vào khung giá. Chỉ nên thực hiện phương pháp theo sau xu hướng khi ADX đang tăng.

Hành vi đám đông

Hệ thống Directional theo dõi những thay đổi trong đám đông bên mua và bên bán bằng cách đo lường khả năng bên mua và bên bán di chuyển giá ra ngoài khung giá ngày hôm trước. Nếu đỉnh ngày hôm nay nàm cao hơn

đỉnh ngày hôm trước, cho thấy tâm lý đám đông trên thị trường là tăng giá. Nếu đáy ngày hôm nay thấp hơn đáy ngày hôm trước, cho thấy đám đông thị trường là giảm giá.

Mối quan hệ giữa các đường Directional xác định xu hướng. Khi đường +DI nằm trên đường –DI, cho thấy các nhà giao dịch bên mua đang chi phối thị trường. Khi –DI nằm phía trên +DI, cho thấy các nhà giao dịch bên bán đang mạnh hơn. Do đó nên giao dịch theo hướng của đường DI nằm trên.

Chỉ báo ADX tăng khi chênh lệch giữa các đường Directional tăng lên. Nó cho thấy người dẫn dắt thị trường, ví dụ bên mua trong thị trường tăng giá, đang trở nên mạnh hơn, và bên bán yếu hơn nên xu hướng chắc chắn còn tiếp diễn.

ADX giảm khi chênh lệch giữa hai đường Directional thu hẹp. Điều này cho thấy nhóm chi phối thị trường đang mất đi sức mạnh, trong khi kẻ nằm dưới đang vùng lên. Điều này cho thấy thị trường đang hỗn loạn, và tốt nhất là không nên sử dụng phương pháp giao dịch theo sau xu hướng.

Các quy tắc giao dịch

  1. Chỉ giao dịch ở phía mua khi +DI nằm trên –DI. Chỉ giao dịch ở phía bản khi —DI nằm trên +DI. Thời điểm tốt nhất để giao dịch là khi ADX tăng, cho thấy nhóm chi phối đang trở nên mạnh hơn.
  2. Khi ADX giảm, cho thấy thị trường đang trở nên mất phương hướng. Khả năng sẽ có nhiều bẫy. Khi ADX giảm, tốt nhất là không nên sử dụng phương pháp giao dịch theo sau xu hướng.
  3. Khi ADX giảm xuống phía dưới các đường Directional, đó là lúc thị trường giao dịch đi ngang và có nhiều bẫy. Không nên sử dụng hệ thống theo sau xu hướng nhưng hãy sẵn sàng tham gia giao dịch vì những xu hướng lớn thường xuất hiện từ những lúc tẻ nhạt như vậy. 4. Tín hiệu tốt nhất của hệ thống Directional đến từ việc ADX giảm xuống dưới cả hai đường Directional. ADX nằm ở đây trong một thời gian dài, tạo nên nền tảng vững chắc hơn cho chuyển động tiếp theo của thị trường. Khi ADX tăng từ dưới cả hai đường Directional, cho thấy thị trường đang thức giấc sau một giai đoạn tẻ nhạt. Khi ADX tăng bởi bốn bước  từ điểm đáy thấp nhất dưới cả hai con đường Directional, nó “đang rung lên hồi chuông cảnh báo” về một xu hướng mới . Điều này cho thấy thị trường tăng giá hoặc giảm giá mới đang được tạo ra, tùy thuộc vào đường Directional nào sẽ nằm ở trên.
  4. Khi ADX tăng lên trên cả hai đường Directional, xác định thị trường đang quá nóng. Khi ADX giảm xuống dưới cả hai đường Directional cho thấy xu hướng chính đang suy yếu. Đó là thời điểm tốt để chốt lợi nhuận. Nếu bạn giao dịch với vị thế lớn, hãy nên chốt từng phần lợi nhuận.

Các chỉ báo thị trường đưa ra các tín hiệu khó và mềm. Ví dụ, khi đường trung bình di động thay đổi hướng, đó là tín hiệu khó. Sự sụt giảm đi xuống của ADX đó là tín hiệu mềm. Một khi bạn nhìn thấy ADX giảm đi xuống, bạn hãy cực kỳ thận trọng với việc bổ sung thêm vị thế. Bạn nên bắt đầu chốt lợi nhuận, giảm vị thế và tiến tới thoát khỏi thị trường.

* Mẹo dùng chỉ báo ADX: 

Chỉ báo RSI (Relative Strength Index)

Chỉ báo RSI là chỉ báo dao động được xây dựng bởi J.Welles Wilderm, Jr. Nó đo lường sức mạnh của bất cứ công cụ giao dịch nào băng cách quan sát sự thay đổi trong giá đóng cửa. Nó là chỉ báo đi trước – không bao giờ bị trễ

RSI dao động trong khung từ 0 đến 100. Khi nó đạt đỉnh và vòng xuống, giá tạo lập đỉnh. Khi nó giảm và vòng trở lên, xác định đây là đáy. Mẫu hình đỉnh và đáy của RSI không thay đổi theo phản ứng với khoảng thời gian của chỉ báo RSI. Các tín hiệu giao dịch trở nên dễ nhìn thấy hơn với RSI ngắn hạn, chẳng hạn như 7 hoặc 9 ngày

Các mức mua quá mức và bán quá mức của RSI thay đổi theo từng thị trường thậm chí theo từng năm của cùng một thị trường. Không có con số ma thuật nào cho tất cả đỉnh và đáy. Tín hiệu mua quá mức và bán quá mức giống như việc đọc các mức nóng và lạnh trên nhiệt kế. Các mức nhiệt độ  thay đổi khác nhau tùy theo mùa đông hay mùa hè.

Các đường tham chiếu nằm ngang phải cắt các đỉnh cao nhất và đáy thấp nhất của RSI. Chúng thường nằm ở mức 30% và 70%. Một số nhà giao dịch sử dụng 40% và 80% trong thị trường tăng giá hoặc 20% và 60% trong thị trường giảm giá. Sử dụng quy tắc 5%: vẽ một đường mà chỉ 5% thời gian chỉ báo RSI chạm vào mức này trong 4 đến 6 tháng qua. Hãy điều chỉnh lại đường tham chiếu sau mỗi 3 tháng.

Tâm lý đám đông

Mỗi mức giá thể hiện sự đồng thuận giá trị của các thành viên tham gia thị trường tại mỗi thời điểm giao dịch. Giá đóng cửa phản ánh sự đồng thuận quan trọng nhất trong ngày vì nó là cơ sở cho các giao dịch thanh toán. Khi thị trường đóng cửa cao hơn, bên mua có lãi và bên bán thua lỗ. Khi thị trường đóng cửa giảm, bên bán có lãi và bên mua thua lỗ.

Các nhà giao dịch chú ý nhiều hơn đến giá đóng cửa so với các mức giá khác trong ngày. Trên thị trường tương lai, tiền được chuyển từ tài khoản người thua đến tài khoản người thắng tại cuối mỗi ngày giao dịch. RSI cho biết liệu bên mua hoặc bên bán đang mạnh hơn tại giá đóng cửa – là thời điểm quan trọng mà các thành viên trên thị trường kết sổ lời lỗ

Các quy tắc giao dịch

RSI đưa ra ba loại tín hiệu giao dịch. Chúng được xếp theo thứ tự quan trọng như sau: phân kỳ, mẫu hình đồ thị và các mức RSI.

Phân kỳ dương và âm

Phân kỳ giữa RSI và giá có khuynh hướng xảy ra tại các đỉnh và đáy quan trọng. Chúng cho thấy xu hướng hiện tại bị suy yếu và sẵn sàng đảo ngược.

  1. Phân kỳ dương đưa ra các tín hiệu mua. Chúng xảy ra khi giả giảm xuống đáy mới nhưng RSI lại có đáy cao hơn so với đợt giảm trước. Mua ngay khi RSI chuyển tăng từ đáy thứ hai, và đặt lệnh dừng lỗ phía dưới đáy nhỏ gần nhất. Các tín hiệu mua đặc biệt mạnh nếu đáy đầu tiên của RSI nằm dưới đường tham chiếu dưới và đáy thứ hai năm trên tin đường tham chiếu dưới.
  2. Phân kỳ âm đưa ra các tín hiệu bán. Chúng xảy ra khi giá tăng đến định cao mới nhưng RSI tạo đỉnh thấp hơn so với đợt tăng trước. Bán khống ngay khi RSI vòng giảm xuống từ đỉnh cao thứ hai, và đặt lệnh dừng lỗ trên đỉnh cao gần nhất. Các tín hiệu bán đặc biệt mạnh nếu đỉnh đầu tiên của RSI ở trên đường tham chiếu trên và đỉnh thứ hai nằm phía dưới đường tham chiếu trên.
  3. Mẫu hình đồ thị

RSI thường phá vỡ các mức chống đỡ hoặc kháng cự một vài ngày trước giá, cung cấp những manh mối cho sự thay đổi xu hướng. Các đường xu hưởng của RSI thường bị phá vỡ 1 hoặc 2 ngày trước sự thay đổi của giá.

1. Khi RSI phá vỡ lên trên đường xu hướng giảm, hãy đặt lệnh chờ mua ở trên đỉnh giá gần nhất để bắt theo điểm phá vỡ hướng lên.
2. Khi RSI phá vỡ xuống dưới đường xu hướng giảm, hãy đặt lệnh chờ bản phía dưới đáy gần nhất để bắt theo điểm phá vỡ hướng xuống.

Các mức RSI

Khi RSI tăng lên trên đường tham chiếu trên, cho thấy bên mua đang mạnh nhưng thị trường đang bị mua quá mức và tham gia vào vùng bán. Khi RSI giảm xuống phía dưới đường tham chiếu dưới, cho thấy bên bán đang mạnh nhưng thị trường đang bị bán quá mức và tham gia vào vùng mua.

Tốt hơn là hãy sử dụng tín hiệu mua quá mức của RSI trên đồ thị ngày khi xu hướng tuần đang cho thấy ở xu hướng tăng. Hãy thực hiện bán khống bằng cách sử dụng tín hiệu bán của RSI trên đồ thị ngày khi xu hướng trên đồ thị tuần là giảm

  1. Mua khi RSI giảm xuống dưới đường xu hướng dưới và sau đó vòng tăng lên trên.
  2. Bán khống khi RSI tăng lên trên đường xu hướng trên và sau đó vòng cắt xuống.

Bất cứ khi nào chúng ta phân tích thị trường, chúng ta chỉ sử dụng một vài con số – giá mở cửa, giá cao nhất, giá thấp nhất và giá đóng cửa của mỗi thanh giá, cộng thêm khối lượng và số lượng hợp đồng đang mở trên thị trường phái sinh, chẳng hạn như thị trường tương lai hoặc thị trường quyền chọn. Những người mới bắt đầu giao dịch thường mắc lỗi là “đi mua sắm các chỉ báo”.

Bollinger band là gì?

Bollinger Band là một công cụ phân tích kỹ thuật xác định bởi đường trung bình đơn giản (Simple Moving Average – SMA) ở giữa, dải trên và dải dưới. Dải Bollinger bands sẽ tự điều chỉnh mở rộng trong các giai đoạn thị trường biến động và thu hẹp trong các giai đoạn thị trường ít biến động hơn.

Bollinger bands được phát triển và sở hữu bản quyền bởi một nhà phân tích kỹ thuật nổi tiếng tên là John Bollinger.


Cách vận dụng phương pháp vượt ngưỡng Bollinger Band 

Ví dụ minh họa các sử dụng Bollinger band 

Wyckoff

HÀNH VI

Hành động rũ bỏ thật ra rất đơn giản: Chuyển động phá vỡ vùng thanh khoản trước đó (là vùng có một lượng lệnh rất lớn đang chờ khớp), ban đầu, hành động này khiến nhà giao dịch tưởng lầm giá sẽ di chuyển theo hướng của điểm phá vỡ hướng lên (hoặc phá thủng đi xuống) nhưng thực sự thì nó mang ý đồ khác.

Thật ra đây chỉ là điểm phá vỡ giả, ở đó các tay chơi lớn sẽ hấp thụ tất cả các lệnh chờ để bắt đầu đẩy giá đi theo xu hướng mà họ kỳ vọng. Đây là cách mà thị trường tài chính chuyển động: bằng cách tìm kiếm thanh khoản. Nếu các nhà giao dịch lớn không thể tìm thấy phía đối ứng để khớp các lệnh của mình, thị trường không thể dịch chuyển. Do đó, họ cần tạo ra cảm giác đây là điểm phá vỡ (hoặc phá thủng) thật để thu hút thêm nhiều nhà giao dịch yếu và hấp thụ tất cả các lệnh đó.

Nếu chúng ta xem xét bất cứ đồ thị nào, chúng ta sẽ thấy rằng trước bất cứ chuyển động xu hướng quan trọng nào đều xuất hiện một cú rũ bỏ bởi đây là điều hết sức cần thiết. Việc hấp thụ hết các lệnh của nhóm nhà giao dịch yếu tạo động lực cần thiết cho giá quay đầu.

Khi hiểu được điều này, chúng ta sẽ cải thiện được thành tích giao dịch ở một mức độ nhất định vì sẽ ý thức hơn khả năng này xảy ra và theo thời gian, chúng ta sẽ học được cách kiếm lợi nhuận từ hành vi này.

STRING XUẤT HIỆN NHƯ THẾ NÀO TRÊN ĐỒ THỊ

Thông thường, cú Rũ bỏ sẽ diễn ra dưới nhiều dạng khác nhau:

Một Cây Nến

Nến này được biết tới với cái tên thông dụng là nến búa. Cây nến xuyên thủng vùng hỗ trợ và nhanh chóng quay trở lại bên trong khung giá. Toàn bộ quá trình này chỉ diễn ra trong một thanh nến, tạo ra một đuôi (bóng nến dưới) rất dài.

Bóng nến dưới chính là dấu hiệu bác bỏ giá sẽ di chuyển theo xu hướng giảm hiện tại. Các nhà giao dịch lớn đẩy giá lên lại, ngược hướng với điểm phá thủng xuất hiện trước đó một cách quyết liệt, giúp  họ nắm được quyền kiểm soát thị trường chí ít là tạm thời.

Mẫu hình gồm hai hoặc nhiều cây nến

Bối cảnh của hành động này giống hệt bối cảnh một cây nến. Điểm khác biệt duy nhất là hành vi này được hình thành trong một khoảng thời gian rộng hơn.

Trong mẫu hình này, giá mất nhiều thời gian để đảo chiều và khôi phục lại vùng giá đã bị phá thủng, đây là một yếu tố cho thấy sức mạnh của cú sốc giá này ít đi. Nói cách khác, thời gian đảo chiều càng ít thì sức mạnh của cú sốc giá càng lớn.

Cấu Trúc Nhỏ

Trong tình huống này, giá bị giữ suốt thời gian dài (dài hơn hai trường hợp trên) trong vùng rũ bỏ tiềm năng.

Lúc này, nguồn lực kiểm soát thị trường không được xác định rõ ràng, đây là lý do tại sao cần hình thành một cấu trúc nhỏ để đóng vai trò tạo ra cú rũ bỏ cuối cùng trong cấu trúc lớn. Đây là một ví dụ rõ ràng về tầm quan trọng của bối cảnh.

  • Tại vị trí Spring tiềm năng, ta tìm kiếm các cấu trúc tích lũy nhỏ có khả năng tạo ra cú đảo chiều tăng giá.
  • Tại vị trí của Upthrust After Distribution (UTAD) tiềm năng, ta tìm kiếm các cấu trúc phân phối nhỏ để tạo ra cú đảo chiều giảm giá.

CHỨC NĂNG CỦA RŨ BỎ

Chuyển động này được tạo ra bởi các tay chơi lớn và có một vài chức năng như sau:

Loại bỏ những nhà giao dịch yếu ra khỏi thị trường

Ở phần trước, chúng ta định nghĩa họ là những người tham lam. Họ là những nhà giao dịch nhìn thấy giá tạo ra một đáy mới, và nghĩ rằngđiểm phá thủng hướng xuống này sẽ tiếp tục nên nhảy vào bán tiếp để tạo ra áp lực xuống.

Điều quan trọng cần lưu ý là không chỉ những nhà giao dịch bị chi phối bởi cảm xúc này nhảy vào bán mà các phần mềm lập trình tự động (theo chiến lược điểm phá vỡ/điểm phá thủng) cũng sẽ tham gia ở đây.

Những robot kích hoạt các chiến lược giao dịch theo đà tăng trưởng khác, điều làm tăng thêm áp lực bán vào chuyển động giá này. Đó là lý do tại sao kiểu cú sốc này thường được đi kèm với sự tăng lên đáng kể của khối lượng. Đây là khu vực giao dịch quan trọng cho nhiều chiến lược và do đó sẽ dẫn tới sự xuất hiện của một lượng lớn lệnh.

Loại bỏ những nhà giao dịch sợ hãi ra khỏi thị trường

Đây là nhóm các nhà giao dịch nắm giữ vị thế đang thua lỗ trong một thời gian dài và sức chịu đựng của họ đang tới điểm giới hạn. Sau khi nhìn thấy giá càng lúc càng chống lại mình, họ càng lúc càng sợ mình lỗ nặng thêm và cuối cùng họ chấp nhận từ bỏ vị thế.

Đẩy những kẻ khôn ngoan không đúng chỗ ra khỏi thị trường

Nhìn chung, đây là nhóm người đọc thị trường khá tốt và họ đã chính xác khi dự đoán giá sắp đảo chiều. Tuy nhiên, họ quá vội vàng và đã hành động sớm hơn một nhịp. Họ có thể phải bán cắt lỗ trong sự kiện cao trào hoặc các lần Spring nhỏ của khung giá.

Cú sốc bất ngờ cuối cùng này sẽ đá văng những nhà giao dịch khôn ngoan không đúng chỗ này ra khỏi thị trường bằng cách khiến họ buộc phải thực hiện lệnh dừng lỗ.

Tìm kiếm lợi nhuận từ chuyển động này.

Các nhà giao dịch chuyên nghiệp là những người có sức mạnh đủ để khiến thị trường mất đi cân bằng và gây ra chuyển động điểm phá vỡ, họ sẽ lợi dụng chuyển động có xu hướng sau điểm phá vỡ để chốt lợi nhuận từ chên lệch giá.

SPRING/RŨ BỎ

Thuật ngữ Spring là viết tắt của từ Springboard (bàn đạp).

Khái niệm này được giới thiệu bởi Robert G. Evans, một học trò xuất chúng của Richard Wyckoff và là người tinh chỉnh khái niệm ban đầu mà Wyckoff phát triển. Ban đầu, khái niệm này được gọi là Terminal Sharkeout (Cú Rũ Bỏ Cuối Cùng). Wyckoff giải thích thuật ngữ này là vị trí mà thị trường sẽ hình thành trong cấu trúc tích lũy, và giá sẽ từ vị thế này để bật mạnh, tạo xu hướng tăng, rời khỏi khung giá.

Ta hãy nhớ lại rằng, khung giá tích lũy là một pha của chu kỳ thị trường (bao gồm các pha: tích lũy, xu hướng tăng, phân phối và xu hướng giảm), mà ở đó các tay chơi lớn trên thị trường nhận ra giá đang ở mức định giá hấp dẫn (tức họ cho rằng giá đang nằm ở mức định giá thấp) và tiến hành quá trình mua vào với ý định bán tại các mức giá cao hơn, kiếm lợi nhuận từ chênh lệch giá này.

Sự kiện Spring mô tả chuyển động giảm giá phá thủng vùng hỗ trợ trước đó với mục đích chính là chuyển cổ phiếu từ các nhà giao dịch yếu (các nhà giao dịch hoạt động dựa trên cảm xúc và không quan tâm đến hoạt động của cơ chế thị trường) sang các tay chơi mạnh (nhà giao dịch lớn).

CÁC LOẠI SPRING

Tại thời điểm xảy ra điểm phá thủng mức hỗ trợ, ta vẫn phải duy trì sự chú ý, cẩn trọng quan sát hành vi giá và khối lượng. Nếu chúng ta đã có vị thế mua, thì phụ thuộc vào mức độ giảm giá để quyết định nên tiếp tục nắm giữ hay đóng lệnh ngay lập tức. Nếu thấy xuất hiện một cú bật tăng mạnh từ mức giá này với sự tăng nhẹ trong khối lượng, có thể đây là một điểm quan trọng cho thấy sức mạnh kỹ thuật đang hình thành.

Có ba loại Spring khác nhau dựa trên mức độ nguồn cung quan sát được tại thời điểm xảy ra điểm phá vỡ hướng xuống.

Spring loại 1 hay còn gọi là Cú Rũ Bỏ Cuối Cùng (Terminal Shakeout)

Cung xuất hiện mạnh mẽ (lực bán rất quyết liệt). Bằng chứng của điều này là sự gia tăng bất ngờ trong khối lượng và sự mở rộng của khung giá, tạo ra cú xuyên thủng mạnh đường hỗ trợ.

Về bản chất, Spring hay Cú Rũ Bỏ Cuối Cùng là một hành động giống nhau: Một chuyển động giảm giá phá thủng mạnh vùng hỗ trợ trước đó. Nhưng hai sự kiện này vẫn có điểm khác biệt ở khối lượng

và mức độ giảm giá. Spring được dùng để chỉ cú giảm giá ngắn hơn với mức khối lượng thấp hoặc trung bình; còn Cú Rũ Bỏ Cuối Cùng sử dụng cú giảm giá sâu hơn với khối lượng lớn.

Bên bán đang kiểm soát tình hình. Bối cảnh thị trường rất yếu và giá giảm. Để loại Spring này thành công, cần phải có một lực cầu chảy vào cực mạnh và lái giá cổ phiếu tăng trở lại với khung giá rộng với khối lượng tương đối lớn.

Chỉ báo đầu tiên cho thấy lực cầu đang đổ vào thị trường là sau cú giảm giá mạnh, khối lượng vẫn duy trì ở mức cao nhưng khung giá bắt đầu thu hẹp lại.

Nếu cầu không xuất hiện, giá sẽ tiếp tục giảm và chúng ta sẽ phải xây lại vùng tích lũy mới trước khi có một xu hướng tăng mới xuất hiện.

Spring loại 2

Trong trường hợp này, giá phá thủng hướng xuống ở mức độ vừa phải với sự tăng lên của cả về khối lượng lẫn sự mở rộng của khung giá.

Trên thị trường có một nguồn cung trôi nổi (nhóm nhà giao dịch sẵn sàng bán), nhưng không áp đảo như Spring loại 1. Nguồn cung tiềm năng này phải được hấp thụ bởi các nhà giao dịch chuyên nghiệp trong trường hợp họ muốn lái giá cổ phiếu tăng lên, đó chính là lý do tại sao ta sẽ liên tục nhìn thấy các cú kiểm tra ở vùng này.

Spring loại 3

Có sự kiệt sức ở bên bán (không còn người bán quyết liệt). Bằng chứng là giá phá thủng đáy với sự sụt giảm khối lượng và các khung giá hẹp dần, cho thấy không mấy ai mặn mà quan tâm tới việc giảm giá.

Đây là loại Spring rất mạnh mà ta có thể trực tiếp tiến hành mở vị thể mua.

Chúng ta có thể tìm thấy biến thể cuối cùng, ở đây sự kiện diễn ra bên trong các mức đáy thấp nhất của khung giá. Sự kiện này là dấu hiệu cho thấy nền tảng sức mạnh lớn hơn, mặc dù các nhà giao dịch chuyên nghiệp vẫn ưa chuộng sự rũ bỏ phá thủng đáy dưới của khung giá hơn, vì điều này sẽ giúp loại bỏ phần cung còn lại của các tay chơi yếu tốt hơn.

Hành động Spring là dấu hiệu SOS quan trọng vì việc giá thất bại tạo ra điểm phá thủng hướng xuống mang đến cho chúng ta niềm tin mạnh mẽ hơn về khả năng tăng giá sau đó.

RŨ BỎ THÔNG THƯỜNG (ORDINARY SHAKEOUT)

Spring và Terminal Shakeout (Củ Rũ Bỏ Cuối Cùng) là hai sự kiện tương tự nhau xảy ra trong quá trình hình thành khung giá tích lũy. Nhưng cũng có một biến thể khác là Ordinary Shakeout (Rũ Bỏ Thông Thường), được định nghĩa là một cú đạp giá mạnh một cách bất ngờ, xảy ra trong quá trình hình thành xu hướng tăng (tái tích lũy). Điểm khác biệt của sự kiện này nằm ở vị trí xuất hiện.

Rũ Bỏ Thông Thường có đặc điểm là khung giá rộng và khối lượng tăng lên. Tuy nhiên, khối lượng có thể ở mức cao, trung bình hoặc thấp.

KIỂM TRA SỰ KIỆN SPRING

Ngoại trừ Spring loại 3, các biến thể khác của Spring yêu cầu sự kiện này phải được kiểm tra, vì lúc này thị trường vẫn chứng kiến thấy sự xuất hiện của lực bán và không đảm bảo kết quả thu được sau Spring sẽ là tích cực.

Chúng ta cần phải hết sức thận trọng nếu quá trình kiểm tra chưa diễn ra vì nó sẽ xảy ra ở thời điểm nào đó trong tương lai. Để quá trình kiểm tra thành công, quá trình nên xuất hiện dưới dạng khung giá thu hẹp dần, khối lượng sụt giảm và giá nên nằm trên mức Spring/ Shakeout. Tất cả những điều này cho thấy sự kiệt sức của bên bán và báo hiệu giá đã sẵn sàng bắt đầu chuyển động tăng giá một cách tương đối dễ dàng, cho chúng ta một tín hiệu mua tốt.

Nếu không đáp ứng các đặc điểm trên, quá trình kiểm tra sẽ bị đánh giá là có chất lượng kém và khả năng sẽ xuất hiện cú kiểm tra khác sau đó, bởi vì loại Spring với khối lượng lớn cần phải được kiểm tra thành công thì xu hướng tăng mới có thể xuất hiện.

 

Sóng Elliot