Nhịp đập thị trường 2/6/2022: Thị trường xuất hiện phiên phân phối đầu tiên sau ngày bùng nổ theo đà, ngân hàng trở thành tội đồ, tâm điểm cổ phiếu MIG

Kết thúc phiên giao dịch ngày 2/6/2022 chỉ số VNIndex đóng cửa ở mức 1288.62 điểm, giảm 10.91 điểm, tương ứng với mức giảm 0.84%. Thanh khoản thị trường đạt hơn 527 triệu đơn vị và cao hơn phiên ngày 1/6/2022. Như vậy thị trường đã có 1 phiên phân phối sau ngày bùng nổ theo đà (FTD) ngày 25/5/2022. Nhóm cổ phiếu ngân hàng đang trở thành tội đồ của thị trường khi có nhiều cổ phiếu đóng góp vào đà giảm của thị trường như: VCB (-1.78%), VPB ( -0.6%), BID (-0.57%), TCB (-0.38%). Cổ phiếu HPG vẫn chuỗi ngày miệt mài giảm điểm với mức giảm -1.3% phiên hôm nay, nhóm dầu khí hôm nay đang điều chỉnh nhẹ khi nhiều cổ phiếu tiến về vùng kháng cự như: GAS (-1%), PVS (- 3.14%), PVD (- 3%)…… Ở chiều tăng thì tâm điểm của thị trường vẫn đang ở các nhóm ngành: Thủy sản, dầu khí, phân bón, hóa chất.


Hành động giá của chỉ số VNIndex hôm nay vẫn là 1 phiên biến động trong biên độ hẹp, giá đóng cửa ở mức dưới thân nến và khối lượng cao hơn phiên ngày 1/6/2022, tuy nhiên vẫn ở mức thấp dưới bình quân của 50 phiên. Đây là tuần thứ 3 liên tiếp chỉ số VNIndex tăng điểm từ ngày 17/5/2022, thị trường vẫn đang hoạt động trong biên độ hẹp với mức giao động quanh 15 điểm, giá đang có thiên hướng bị hút lên các vùng kháng cự kênh trên vùng từ 1313 điểm đến 1360 điểm. Khi dòng tiền vẫn tập trung ở một số cổ phiếu nhóm dẫn dắt: Thủy sản, phân bón, hóa chất, cảng biển, dầu khí, điện.
Thời điểm hiện tại vẫn chưa có nhiều thông tin tác động đến chỉ số VNIndex, thời điểm được xem nhạy cảm của thị trường giữa tháng 6 khi cuộc họp của FED diễn ra mức tăng lãi suất. Đồng thời nhiều cổ phiếu bắt đầu hé lộ kết quả kinh doanh 2 tích cực như: Thủy sản, phân bón, điện… sẽ là điểm nhấn của thị trường đến trước thời điểm giữ tháng 6. Nên Chúng Tôi vẫn duy trì quan điểm thị trường sẽ vẫn tích cực trong thời gian tới.

Thị trường vẫn chưa cải thiện được xu hướng tăng khi số lượng các cổ phiếu vượt đỉnh 52 tuần vẫn ở mức thấp chỉ vỏn vẹn có 6 cổ phiếu và số lượng các cổ phiếu quanh vùng đỉnh 52 tuần +/-5% vẫn chưa tăng lên mạnh cho thấy dòng tiền chỉ tập trung ở một số cổ phiếu chứ không có lan tỏa. Chi tiết bên dưới:


Danh sách cổ phiếu vượt đỉnh 52 tuần chỉ có 6 cổ phiếu, cổ phiếu thủy sản và điện vẫn là 2 nhóm cổ phiếu có số lượng cổ phiếu vượt đỉnh 52 tuần tiêu biểu.


Cổ phiếu có sức mạnh giá trên mức 85 tập trung chủ yếu ở cổ phiếu nhóm ngành: Thủy sản, bán lẻ, vận tải là chủ yếu.


Nhóm ngành: Thủy sản, bán lẻ là 2 nhóm có tín hiệu dòng tiền rõ ràng nhất trong phiên hôm nay như: PNJ, MWG, DGW, ANV,CMX,VHC….

Tâm điểm thị trường  MIG – Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm Quân đội (HOSE)

Cổ phiếu MIG có sức mạnh giá mức 93.5. Cổ phiếu hôm nay vượt đỉnh 52 tuần thiết lập đỉnh giá mới khi thoát khỏi điểm Pivot mẫu chiếc cốc có tay cầm ở vùng 31.1 ngàn đồng/ cổ phiếu. Hành động giá tăng mạnh và kết thúc phiên ở mức giá cao nhất 31.55 ngàn đồng/ cổ phiếu với mức tăng 6.91%, thêm vào đó khối lượng tại điểm Break đạt mức trên 2 lần bình quân của 50 phiên đạt mức hơn 4.2 triệu cổ phiếu. Cho thấy điểm Break này có độ tin cậy cao, cổ phiếu MIG đang ở nền giá số 3 và phần tay cầm do biến động của thị trường chung nên xuất hiện mẫu hình chữ W (với đáy số 2 rũ bỏ khá mạnh).

Một số thông tin về MIG:

Năm 2021, vượt qua những thách thức của một năm khó khăn chung do ảnh hưởng bởi đại dịch, MIC ghi nhận tổng doanh thu 4.231 tỷ đồng, tăng 23,3% so với năm trước, trong đó doanh thu bảo hiểm gốc đạt 3.932 tỷ đồng tăng trưởng 24,6% so với năm trước, gấp 6 lần bình quân thị trường bảo hiểm phi nhân thọ, vươn lên vị trí top 5 về thị phần. Lợi nhuận trước thuế đạt 281 tỷ đồng tăng trưởng 16,1%, chỉ tiêu sinh lời ROE 13,6% thuộc Top đầu trong ngành bảo hiểm phi nhân thọ.

Kết quả này là nhờ MIC trung đầu tư và phát triển mạnh mẽ về công nghệ, số hóa các hoạt động kinh doanh. MIC là đơn vị đầu tiên áp dụng hệ thống giám định bồi thường tập trung, áp dụng công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo) vào hoạt động giám định bồi thường. Ngoài ra, số hóa các kênh truyền thống và tạo ra các kênh bán mới khai thác các hệ sinh thái sẵn có giúp MIC tăng trưởng doanh thu ấn tượng và vượt trội so với trung bình ngành trong bối cảnh kinh tế bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid -19.

Theo kế hoạch, MIC đặt chỉ tiêu doanh thu tăng trưởng tối thiểu 40%, lợi nhuận tăng trưởng tối thiểu 35%, tỷ lệ bồi thường 32% hướng đến mục tiêu TOP 4 về thị phần và hiệu quả trong ngành bảo hiểm phi nhân thọ.

Tăng vốn điều lệ 35%

Trong kỳ đại hội lần này, MIC đã trình Đại hội đồng cổ đông nghị quyết chi trả cổ tức 2022 dự kiến 15% và tăng vốn điều lệ lên 35% từ 1430 tỷ đồng lên 1.930,5 tỷ đồng.

Với phương án tăng vốn điều lệ, ngoài chi trả cổ tức 15% bằng cổ phiếu, MIC sẽ phát hành 25.740.000 cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá chào bán 10.000 đồng/cp, tỷ lệ phân phối quyền mua 115:18; phát hành 2.860.000 cổ phiếu cho cán bộ công nhân viên (ESOP) với giá chào bán 10.000 đồng/cp.

Việc tăng vốn điều lệ hơn 500 tỷ đồng sẽ được đầu tư vào các dự án công nghệ thông tin trọng điểm, bảo hiểm số và gia tăng năng lực tài chính giúp MIC thực hiện khát vọng vươn lên vị trí TOP 3 về thị phần trong năm 2026, dẫn đầu về chuyển đổi số trong ngành bảo hiểm Phi nhân thọ tại Việt Nam.

Tìm kiếm cổ đông chiến lược năm 2022

Năm 2022 HĐQT MIC trình Đại hội đồng cổ đông thông qua chủ trương tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược, bao gồm cả việc các nhà đầu tư chiến lược khi nhận chuyển nhượng cổ phần từ cổ đông hiện hữu dẫn đến việc các nhà đầu tư này sở hữu từ 25% trở lên cổ phiếu có quyền biểu quyết sẽ không phải thực hiện thủ tục chào mua công khai theo quy định.

Để đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu mà công ty mẹ là Tập đoàn MB giao phó, MIC cần tập trung triển khai đồng bộ, hiệu quả Chiến lược MIC giai đoạn 2022 –2026 với Tầm nhìn “MIC trở thành doanh nghiệp số”, thực hiện phương châm “Công nghệ tiên phong – Hấp dẫn khách hàng -Hiệp lực Tập đoàn – Phát triển bền vững”. Mục tiêu tới 2026, MIC sẽ có trên 3 triệu khách hàng kênh số và đứng Top 1 ngành Bảo hiểm về chuyển đổi số:

+  Trước mắt, Công ty cần tập trung nguồn lực, đầu tư hệ thống CNTT, đặc biệt là việc triển khai hệ thống Core, ứng dụng các công nghệ hiện đại, thông minh, số hóa quy trình nghiệp vụ, triển khai mạnh mẽ bán hàng trên kênh số, phấn đấu đạt: tỷ lệ tự động hóa quy trình tối thiểu 80%, tỷ lệ doanh thu khai thác kênh số tối thiểu 50%.

+ Nghiên cứu và ứng dụng các mô hình kinh doanh mới, phát triển các sản phẩm mới về sức khỏe, sản phẩm bảo hiểm cho các ngành hàng hải – hàng không – năng lượng, bám sát với nhu cầu của thị trường; tiếp tục triển khai mô hình Bancas với MB và các Ngân hàng lớn, các TCTD khác với mục tiêu Top 1 về Bancas tại Việt Nam

– Hai là, công ty cần bám sát định hướng phát triển của Tập đoàn, phối hợp chặt chẽ với MB và các CTTV khác trong Tập đoàn để sử dụng hiệu quả và tối ưu các nguồn lực Tập đoàn, góp phần quan trọng vào thực hiện Chiến lược chung của Tập đoàn; thông qua các mô hình kinh doanh số liên kết với Tập đoàn MB, 90% khách hàng MIC được định danh Tập đoàn MB – đây là yếu tố quan trọng để MIC đạt mục tiêu Top 3 thị phần trong tương lai. Bên cạnh đó, công ty cần tiếp tục tìm kiếm đối tác chiến lược có uy tín, có năng lực, kinh nghiệm phù hợp để đồng hành cùng công ty phát triển và bảo đảm quyền lợi cổ đông. Nguồn: Châu Cao

Để nhận thông tin chi tiết về chiến lược tư vấn cổ phiếu, thị trường. Vui lòng liên hệ Mr. Huấn, điện thoại/ zalo : 0962.083.088, yêu cầu có tài khoản chứng khoán VPS và tài sản trên 300 triệu.

Miễn trừ trách nhiệm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

eighteen − nine =