Nhịp đập thị trường 6/5/2022: Dòng tiền dịch chuyển từ cơ sở sang phái sinh- Nhóm ngành điện, cảng biển, thủy sản vẫn đi ngược thị trường

Kết thúc phiên giao dịch ngày 6/5/2022 chỉ số VNIndex đóng cửa ở mức 1,329.26 điểm giảm 31.42 điểm. Tương ứng với mức giảm 2.31%, thanh khoản thị trường vẫn tiếp tục duy trì ở mức thấp với hơn 510 triệu đơn vị. Độ rộng thị trường nghiêng hoàn toàn về bên bán, tính chung trên toàn thị trường hôm nay, có tới 877 mã cổ phiếu giảm điểm, trong đó có tới 88 mã giảm hết biên độ, trong khi số mã tăng chỉ là 223 mã, tương ứng chỉ bằng 1/4 lượng cổ phiếu giảm.

Phiên giảm 6/5 hôm nay đã “thổi bay” hơn 124.700 tỷ đồng vốn hóa của sàn HoSE, giá trị còn lại khoảng 5.273.595 tỷ đồng.

Xét về mức độ đóng góp, bộ ba cổ phiếu nhà băng gồm VCB, VPB và BID trở thành những tác nhân lớn nhất khiến VN-Index đánh rơi tới hơn 4 điểm trong phiên cuối tuần. Cụ thể, VCB giảm mạnh 2% về mức giá 79.4 ngàn đồng/cổ phiếu , khiến VN-Index giảm 1,9 điểm; VPB giảm mạnh hơn là 3,9% về 34.15 ngàn đồng/ cổ phiếu , khiến VN-Index giảm gần 1,6 điểm và BID giảm 3,1% xuống 37 ngàn đồng/cổ phiếu khiến chỉ số sàn HoSE giảm 1,52 điểm.

Với mức vốn hóa lớn có thể tạo ảnh hưởng mạnh, nhóm cổ phiếu nhà băng còn ghi nhận CTG, TCB, SHB, STB, MBB giảm mạnh qua đó đều góp mặt trong danh sách những cổ phiếu tác động tiêu cực nhất đến thị trường hôm nay


Thống kế 20 cổ phiếu ảnh hưởng đến chỉ số VNIndex ngày 6/5/2022. Nguồn Vietstock.
Dòng tiền trên thị trường đang có những dịch chuyển từ cơ sở sang phái sinh làm độ biến động của thị trường đang tăng mạnh. Thị trường cơ sở đang có sự sụt giảm mạnh về thành khoản từ 30 ngàn tỷ về còn 15 ngàn tỷ trong khi đó thanh khoản phái sinh tăng mạnh từ 20 ngàn tỷ lên 40 ngàn tỷ. Điều này thấy rõ khi chỉ số VNIndex có những lúc trong phiên tăng hơn 10 điểm nhưng kết phiên lại giảm hơn 30 điểm.


Sức khỏe thị trường đang khá yếu trên mọi mặt trận khi dòng tiền mất hút trên thị trường, thêm vào đó là tâm lý bi quan của các nhà đầu tư. Đa phần đang trong chờ 2 đáy trên chỉ số VNIndex.


Số lượng cổ phiếu vượt đỉnh 52 tuần sau phiên 6/5/2022 chỉ còn 5 cổ phiếu và chưa có sự tăng lên.

Theo thống kê của Tinh Hoa Tài Chính hiện có 36 cổ phiếu đang có chỉ số sức mạnh giá trên mức 85 và quanh vùng đỉnh 52 tuần 25% trong đó tập trung ở các nhóm ngành: Bán lẻ, dệt may, điện, thủy sản là chủ yếu. Đây là nhóm các cổ phiếu sẽ hồi phục trước khị thị trường chung hồi phục hoặc tạo đáy.

Thống kê biến động nhóm ngành, chỉ có 3 nhóm ngành hiếm hoi đi ngược thị trường đó là: Thủy sản, cảng biển, bảo hiểm. Còn đa phần các nhóm còn lại đi cùng nhịp giảm thị trường.

Áp lực bán mạnh trên chỉ số VNIndex sau 2h đã khiến chỉ số VNIndex đóng cửa thấp nhất phiên ở mức 1,329.25 điểm và đang tiến về vùng hỗ trợ 1305 điểm. Hành động giá bán mạnh khiến biên độ giao động của thị trường tăng lên nhiều cổ phiếu nhóm: Bất động sản, chứng khoán nằm sàn “la liệt”.

Vùng 1305 điểm đang được xem vùng kiểm nghiệm đáy “spring” ngày 26/4/2022 khi chỉ số VNIndex bật tăng từ vùng 1256 điểm, nhiều cổ phiếu nhóm: Thủy sản, cảng biển, hóa chất, điện đang thiết lập đỉnh giá mới sau cú hồi phục nhanh chóng của thị trường. Về xu hướng thị trường vẫn đang ở “XU HƯỚNG GIẢM” và chưa có dấu hiệu tích cực đối với thị trường khi: Nhóm cổ phiếu dẫn dắt, số lượng cổ phiếu vượt đỉnh 52 tuần vẫn ở mức thấp.

Chi số P/E của thị trường đang ở mức quanh 15 đang ở mức thấp nhất 2 năm trở lại. Nhiều cổ phiếu cơ bản sau khi có báo cáo tài chình đang ở vùng mua tích trữ sẽ là cơ hội gom mua đối với những nhà đầu tư dài hạn.

Theo thống kê của chứng khoán BSC thì P/E VN-Index kết thúc tháng 4 ở mức 14,91 lần, giảm 8,53% so với tháng 3 và thấp hơn mức 16,4 lần P/E bình quân 5 năm. Mức P/E của VN-Index hiện đang ở mức định giá hấp dẫn khi đứng thứ 9 châu Á sau những phiên giảm điểm mạnh.  Mức P/E hiện tại của VN-Index mặc dù cao hơn các thị trường cận biên và mới nổi nhưng vẫn thấp hơn nhiều thị trường trong khu vực như Ấn Độ, Indonesia, Philippines, Thái Lan và Malaysia.
Một đố cổ phiếu cơ bản đã được đề câp:

  • Cảng biển – logistics: HAH, VSC ;
  • Phân bón: DCM, DPM;
  • Hóa chất: CSV, DGC;
  • Bán lẻ: FRT, DGW, MWG;
  • Thủy sản: ANV, VHC;
  • Bảo hiểm: MIG ;
  • Dệt may: GIL,TNG;

Xem chi tiết bài phân tích:

Triển vọng thị trường T5/2022: Thị trường sẽ giao động trong mức 1315 -1422 điểm và khó tăng mạnh. Cập nhật 3/5/2022

Pyn Elite Fund ghi nhận hiệu suất đầu tư “tệ” nhất kể từ tháng 3/2020, quy mô danh mục giảm gần 2.000 tỷ đồng trong tháng 4

Theo báo cáo hoạt động tháng 4 mới được công bố, Pyn Elite Fund cho biết trong tháng 4 vừa qua, chỉ số VN-Index ghi nhận mức giảm 8,4% trong bối cảnh tâm lý nhà đầu tư trở nên thận trọng hơn sau một số vụ bắt giữ lãnh đạo Tập đoàn lớn liên quan tới việc thao túng chứng khoán cũng như sai phạm trong phát hành trái phiếu.

Trong bối cảnh đó, hiệu suất đầu tư Pyn Elite Fund ghi nhận mức giảm 10,2%, với “đầu tàu” giảm giá là VHM, CTG, TPB và MBB. Đây cũng là hiệu suất đầu tư “tệ” nhất tính theo tháng mà Pyn Elite Fund ghi nhận kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát mạnh trong tháng 3/2020. Lũy kế 4 tháng đầu năm 2022, hiệu suất đầu tư của Pyn Eite Fund ghi nhận mức âm 11,73%.

Tính tới cuối tháng 4/2022, quy mô danh mục Pyn Elite Fund đạt 487 triệu Euro (khoảng 18.500 tỷ đồng). So với tháng trước đó, quy mô danh mục của quỹ đã giảm xấp xỉ 80 triệu Euro (hơn 1.900 tỷ đồng).

Tâm điểm thị trường – Sau nhóm cảng biển, thủy sản đến lượt nhóm năng lượng điện nổi sóng.

REE – Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh (HOSE)

Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh REE công bố kết quả kinh doanh quý I/2022 với doanh thu hợp nhất đạt 2.045 tỷ đồng, tăng 73% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt hơn 693.34 tỷ đồng tăng 67% và EPS đạt hơn 2.2 ngàn đồng/ cổ phiếu. Cổ phiếu đã  có 3 quý tăng tốc về doanh thu, EPS và mở rộng biên lợi nhuận lên mức 56.24%.

Biên lợi nhuận mở rộng lên mức 56.24%, nguyên nhân:
– Trong năm 2021, Công ty TNHH Năng lượng REE (REE Energy) đã nâng sở hữu tại CTCP Thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh (VSH) lên 50,5%. Theo bà Mai Thanh, việc nâng sở hữu lên mức cổ phần kiểm soát cho phép REE tham gia tích cực và chủ động hơn vào các quyết định chiến lược của VSH. Dự án nhà máy thủy điện Thượng Kon Tum chính thức vào vận hành từ tháng 4/2021 sau hơn 12 năm xây dựng và đóng góp hơn 976 triệu kWh sản lượng điện năng tính đến thời điểm cuối năm 2021.

– Về điện gió, 3 dự án nhà máy điện gió với tổng công suất đạt 102 MW – bao gồm nhà máy điện gió Trà Vinh V1-3 (48 MW – Trà Vinh), Lợi Hải 2 (28,9 MW – Ninh Thuận) và Phú Lạc 2 (26 MW – Bình Thuận) đã được đưa vào vận hành thương mại từ cuối tháng 10/2021. Mức giá bán điện ưu đãi cố định của các nhà máy là 9,8US Cents/kWh (đối với dự án Trà Vinh V1-3) và 8,5US Cents/kWh (đối với hai dự án còn lại).

– Mảng văn phòng cho thuê và bất động sản: Trong quý, tỉ lệ lấp đầy của các tòa nhà văn phòng cho thuê đến cuối quý I đạt 98%. Trong đó Etown 5 có tỉ lệ lấp đầy ở mức 100%. Doanh thu và lợi nhuận sau thuế của lĩnh vực văn phòng cho thuê và bất động sản lần lượt tăng 3,3% và 11,5% so với cùng kỳ nhờ các khách thuê đã dần trở lại văn phòng làm việc sau dịch bệnh Covid-19

– Mảng dịch vụ cơ điện lạnh và thương mại, tổng giá trị hợp đồng M&E đã ký đến cuối quý I/2022 đạt 4.732 tỷ đồng, tăng 84,6% so với cùng kỳ. Dù vậy, doanh thu và lợi nhuận sau thuế của công ty M&E lần lượt giảm 54,5% và 60,6% so với cùng kỳ là do các dự án đang ở giai đoạn triển khai thi công dẫn đến doanh thu và lợi nhuận chưa được ghi nhận nhiều bởi các dự án chưa được nghiệm thu hoàn thành.


Đồ thị kỹ thuật của REE: Phiên ngày 24/3/2022 cổ phiếu REE thoát khỏi mẫu hình cốc tay cầm vùng 75.6 ngàn đồng/ cổ phiếu và tăng lên vùng 88 ngàn đồng/ cổ phiếu ngày 18/4/2022. Cổ phiếu đã có nhịp điều chỉnh mạnh kéo ngược về MA200 ngày 16/4/2022 và bật tăng trở lại vùng 67. Hiện tại cổ phiếu đang tiến gần điểm Pivot vùng 87.7 ngàn đồng/ cổ phiếu, khối lượng tăng mạnh gấp 2.1 lần bình quân 50 phiên đạt mức 1,9 triệu cổ phiếu.

Như vậy sau các cổ phiếu đã đề cập như: VHC, ANV, HAH, VSC thì cổ phiếu REE đang tiến gần đỉnh 52 tuần và vẫn trong vùng mua với kết quả kinh doanh khởi sắc thì đây là 1 cổ phiếu mạnh trong bối cảnh thị trường chung điều chỉnh.

VSH – Công ty Cổ phần Thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh (HOSE)

Doanh thu ghi nhận trong quý 1/2022 đạt hơn 808 tỷ đồng tăng 325% so với cùng kỳ và gấp 4,2 lần so với doanh thu hơn 190 tỷ đồng đạt được quý 1 năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế đạt hơn mức 403 tỷ đồng tăng 298% so với cùng kỳ. Đặc biệt biên lợi nhuận của VSH mở rộng lên mức 69.42%. Nguyên nhân:  Thuỷ điện Vĩnh Sơn Sông Hinh cho biết tình hình thuỷ văn khu vực Miền Trung năm 2021 thuận lợi kéo dài đến năm 2022, đồng thời có sự bổ sung sản lượng điện từ Nhà máy Thượng Kon Tum, dẫn tới tổng sản lượng điện thương phẩm trong quý 1 vừa qua tăng mạnh, đạt 392,88 triệu kWh.


Trên đồ thị kỹ thuật của VSH phiên 6/5/2022 cổ phiếu VSH break vùng 33 ngàn đồng/ cổ phiếu của mẫu hình cốc tay cầm và thiết lập đỉnh giá mới. Khối lượng tăng gấp 5 lần bình quân của 50 phiên đạt hơn 375 ngàn đơn vị. Cổ phiếu đang ở nền giá số 2 và cổ phiếu vẫn đang trong vùng mua hợp lý. Tương tự như REE thì VSH cũng kéo ngược MA200  ngày 26/4/2022 và bật tăng.


Xem thêm bài viết về những cổ phiếu mạnh: HAH, VHC

Nhịp đập thị trường 5/5/2022: Gió đẩy thuyền nhấp nhô, dòng tiền chờ đợi 1 phiên bùng nổ mạnh để thu hút dòng tiền. Tâm điểm HAH, VHC

Để nhận thông tin chi tiết về chiến lược tư vấn cổ phiếu, thị trường. Vui lòng liên hệ Mr. Huấn, điện thoại/ zalo : 0962.083.088, yêu cầu có tài khoản chứng khoán VPS và tài sản trên 300 triệu.

Miễn trừ trách nhiệm.

Sách dự kiến phát hành toàn quốc 9/5/2022

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

five × 4 =