Khi các ông lớn ngã quỵ HTN khẳng định tên tuổi trong nhóm ngành xây dựng – Tâm điểm HTN nhỏ mà có võ 29/8/2021

HTN đang có thiên thời hội tụ cả 3 nhóm ngành: Xây dựng – bất động sản – Đầu tư công.

1. Thông tin cơ bản
Với việc là công ty trực thuộc tập đoàn Hưng Thịnh , ngành nghề chính của HTN là việc triển khai xây dựng các dự án đầu tư từ tập đoàn Hưng Thịnh với vốn điều lệ vỏn vẹn 495  tỷ đồng. kết thúc phiên giao dịch ngày 27/8/2021 cổ phiếu HTN đóng cửa ở mức 43.6 ngàn đồng / cổ phiếu, với mức vốn hóa 2,158 tỷ đồng. P/E 4 quý gần nhất đạt mức 5.83, P/E 2 quý đầu năm đạt 18.2.

Cơ cấu cổ đông của HTN khá cô đặc với 49.5 triệu cổ phiếu được giao dịch thì có 79 % được nắm trong các cổ đông lớn, trong đó cổ đông lớn nhất là CTCP Tập đoàn Hưng Thịnh nắm 25.04%, CTCP Hưng Thịnh Lanh nắm 24.04%, Nguyễn Đinh Trung nắm 16.83%, America LLC nắm 5.07%…. Số lượng cổ phiếu trôi nổi của HTN là 12 triệu cổ phiếu ứng với 21 %, so với các doanh nghiệp khác như: CTD,HBC,LCG.. thì đây là tỷ lệ khác thấp. Với khối lượn giao dịch khoảng 800 ngàn cổ phiếu/ phiên tương ứng khoảng 40 tỷ là cổ phiếu đã tăng trần. Đây là lợi thế của HTN về cơ cấu cổ đông khá cô đặc.

2. Tình hình kết quả kinh doanh : 

  • Quý 2 năm 2021:Doanh thu thuần 1.696 tỷ đồng, gấp 2,6 lần cùng kỳ năm trước, trong đó thu từ mảng dịch vụ xây dựng chiếm đến 99,6%.Tốc độ tăng giá vốn chậm hơn, do đó HTN ghi nhận lãi gộp tăng 336.4% so với quý 2/2020 lên xấp xỉ 145 tỷ đồng; biên LN gộp đạt 8,5%. HTN báo lãi ròng quý 2 gần 83 tỷ đồng, gấp gần 46 lần cùng kỳ với mức tăng 4.511,4%.
  • Lợi nhuận sau thuế của HTN tăng lên mức 720,1 tỷ đồng ==> Đã vượt vốn điều lệ của HTN. Tính đến thời điểm 30/6.2021 tổng tài sản của HTN đạt 6.518,3 tỷ đồng tăng 10.4%

Nguồn BCTC hợp nhất 2017-220, BCTC quý 2 năm 2021

  • Lũy kế 6 tháng đầu năm, HTN ghi nhận 2.855 tỷ đồng doanh thu tăng 67%  so với cùng giai đoạn 6 tháng năm 2020. Trong khi các ông lớn như HBC và CTD hầu như không tăng trưởng thâm chí doanh thu 6 tháng của CTD chỉ đạt 5,118.98 tỷ đồng và giảm 32% so với 6 tháng đầu năm 2020. Còn HBC chỉ tăng 1% đạt mức 5,442.59 tỷ đồng.

.

  • Lợi nhuận sau 6 tháng đạt 120 tỷ đồng lãi sau thuế tăng 7% só với 6 tháng năm 2020.

 

3. HTN đang có thiên thời hội tụ cả 3 nhóm ngành: Xây dựng – bất động sản – Đầu tư công.

3.1 về linh vực xây dựng: Hưởng lợi lớn về hệ sinh thái Hưng Thịnh Land và một trong những nhà thâu hàng đầu thị trường với 15 kinh nghiệm.

Hệ sinh thái của HTN land: Với quỹ đất 4.500 ha, vốn chủ sở hữu gần 6.100 tỷ đồng, Hưng Thịnh Land cho rằng có thể đảm bảo cho sự tăng trưởng và phát triển trong 10 năm tới. Tuy nhiên, đại diện công ty khẳng định vẫn không ngừng mở rộng thêm quỹ đất, đón đầu sự phát triển của cơ sở hạ tầng và các nhu cầu bất động sản của đại bộ phận người dân Việt Nam.  Các dự án điển hình mà Hưng Thịnh Land đang triển khai có thể kể đến như New Galaxy (6 block căn hộ cao 19 tầng tại Dĩ An, Bình Dương), Vung Tau Pearl (4 block cao 33 tầng với 1.789 căn hộ tại TP Vũng Tàu), Grand Center Quy Nhon (42 tầng với 824 căn hộ và 18 căn shop), Quy Nhon Melody (2 block cao 35 tầng tại TP Quy Nhơn, Bình Định), Saigon Garden Riverside Village (168 căn biệt thự vườn tại Quận 9, TP HCM)… Theo một báo cáo của Công ty chứng khoán Vietcombank vào giữa tháng 9, Tập đoàn Hưng Thịnh chiếm 4% thị phần bất động sản nhà ở tại Việt Nam trong giai đoạn 2016 – nửa đầu 2020, đứng vị trí thứ 2. Kể từ khi thành lập, Tập đoàn Hưng Thịnh đã cung cấp cho thị trường xấp xỉ 50.000 sản phẩm nhà ở, bao gồm các dự án đa dạng về chủng loại và phân khúc, từ căn hộ, đất nền đến các khu villa.

Các dự án xây dựng HTN đang triển khai:

3.2 Lĩnh vực bất động sản:  Dự án 3.500 tỷ Hải Giang Merry Land.

  • CTCP Dịch vụ Giải trí Hưng Thịnh Quy Nhơn (tên cũ là CTCP Vinpearl Quy Nhơn) là thành viên thuộc Tập đoàn Hưng Thịnh. Doanh nghiệp này được thành lập hồi tháng 2/2018 với ngành nghề kinh doanh chính là dịch vụ lưu trú ngắn ngày. Tổng Giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật là ông Trương Văn Việt. Ông Việt hiện giữ chức Phó Chủ tịch kiêm Phó Tổng Giám đốc của Tập đoàn Hưng Thịnh. Doanh nghiệp có vốn điều lệ ban đầu 200 tỷ đồng. Trong giai đoạn 2018 – 2019, doanh nghiệp tăng vốn điều lệ từ 450 tỷ đồng lên 940 tỷ đồng.
  • Tháng 8/2020, doanh nghiệp này đã có văn bản gửi UBND tỉnh Bình Định về việc đề nghị chấp thuận chủ trương thực hiện bổ sung hạng mục Khu nhà ga cáp treo tại dự án Khu lấn biển Mũi Tấn (phường Hải Cảng, TP Quy Nhơn). Diện tích xây dựng khu du lịch rộng hơn 656 ha với tổng vốn đầu tư trên 3.424 tỷ đồng.

  • Dự án Khu lấn biển Mũi Tấn tiền thân là dự án lấn biển nhằm mục đích xây dựng cáp treo và khu dịch vụ để phục vụ du lịch, được lãnh đạo tỉnh Bình Định phê duyệt từ năm 2013. Đến cuối tháng 12/2019, UBND tỉnh Bình Định đã quyết định tái khởi động dự án trên. Lúc này, chủ đầu tư dự án là CTCP Dịch vụ Giải trí Hưng Thịnh Quy Nhơn.
  • Trên bảng báo cáo tài chính của HTN đã có khoản tạm ứng 300 tỷ góp vốn hợp tác đầu tư dự án Khu du lịch Hải Giang Merry Land

3.3 Đầu tư công: Cú bắt tay chiến lược với tập doàn Đèo Cả sẽ giúp HTN có thêm doanh thu và các dự án đặc biệt là cao tốc bắc nam.

  • Tập đoàn Đèo Cả sẽ nghiên cứu việc trở thành cổ đông chiến lược của Hưng Thịnh Incons. Ông Hồ Minh Hoàng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đèo Cả sẽ sớm ứng cử vào HĐQT của Hưng Thịnh Incons, tư vấn hoạch định chiến lược phát triển mới cho công ty nhằm khai thác tối đa nguồn tài nguyên của hai bên, bên cạnh đó sử dụng nguồn nhân lực trình độ cao của hai bên cũng như công nghệ trong lĩnh vực thi công
  • Tập đoàn Đèo Cả và Hưng Thịnh Incons – đơn vị tổng thầu thi công và xây dựng của Tập đoàn Hưng Thịnh đã ký kết thoả thuận hợp tác cùng phát triển định hướng chiến lược, hướng đến xây dựng chiến lược tăng trưởng bền vững thông qua mở rộng thị trường và ngành nghề từ xây dựng dân dụng và công nghiệp sang hạ tầng, giao thông, vật liệu xây dựng cơ bản và công nghệ vật liệu mới.
  • Để cụ thể hóa các bước hợp tác, Tập đoàn Đèo Cả sẽ nghiên cứu việc trở thành cổ đông chiến lược của Hưng Thịnh Incons. Ông Hồ Minh Hoàng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đèo Cả sẽ ứng cử vào HĐQT của Hưng Thịnh Incons, tư vấn hoạch định chiến lược phát triển mới cho công ty nhằm khai thác tối đa nguồn tài nguyên của hai bên, bên cạnh đó sử dụng nguồn nhân lực trình độ cao của hai bên cũng như công nghệ trong lĩnh vực thi công.
  • Ngoài ra, Tập đoàn Đèo Cả và HTN sẽ hợp tác chuyển giao công nghệ cũng như kinh nghiệm về xây dựng và quản lý xây dựng, phát triển công nghệ trong lĩnh vực thi công, xây lắp và hạ tầng, từng bước đưa HTN vươn mình ra khu vực. Hai bên sẽ liên danh, liên kết đấu thầu, đầu tư và thi công các dự án về hạ tầng và dự án xây dựng lớn. Đồng thời, cùng nhau mở rộng nghiên cứu các dự án về vật liệu xây dựng nhân tạo đáp ứng nhu cầu của ngành trong tương lai.

3.3.1 Cao tốc TÂN PHÚ – BẢO LỘC : Tập đoàn Đèo Cả và Tập đoàn Hưng Thịnh dự kiến sẽ đầu tư cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc hơn 19.000 tỷ đồng.

  • Khoảng 3 tháng sau khi Tập đoàn Hưng Thịnh và Tập đoàn Đèo cả ký kết hợp tác chiến lược để phát triển trong lĩnh vực xây dựng và cơ sở hạ tầng. Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc của liên danh này đã được tỉnh ủy Lâm Đồng lựa chọn.
  • Thường trực tỉnh ủy Lâm Đồng vừa có buổi làm việc để nghe liên danh nhà đầu tư gồm Công ty CP Tập đoàn Đèo Cả, Công ty CP Tập đoàn Hưng Thịnh, Công ty CP Tập đoàn Nam Miền Trung báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc theo phương thức đối tác công tư (PPP).
  • Căn cứ vào kế hoạch phát triển của địa phương, tỉnh ủy Lâm Đồng đã thống nhất chọn phương án hướng tuyến 1 dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc theo báo cáo, đề xuất của liên danh nhà đầu tư để triển khai các bước tiếp theo theo quy định.
  • Đồng thời tỉnh ủy Lâm Đồng cũng giao cho liên danh nhà đầu tư tiếp tục khảo sát, nghiên cứu và đề xuất đầu tư dự án đoạn cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương. Tuyến cao tốc Dầu Giây – Liên Khương – Đà Lạt có tổng chiều dài 208km với quy mô 4 làn xe, nằm trong quy hoạch phát triển mạng lưới đường cao tốc Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Hiện tại, đoạn từ đèo Prenn đến thành phố Đà Lạt khoảng 19km đã hoàn thành. Vào thời điểm năm 2014, Bộ Giao thông vận tải tính toán toàn bộ tuyến cao tốc Dầu Giây – Liên Khương nếu đầu tư đủ tiêu chuẩn đường cao tốc 4 làn xe, mặt cắt ngang 25m với tổng chiều dài gần 200km cần đến 65.000 tỷ đồng. Vì vậy, Bộ Giao thông vận tải đã giao cơ quan lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi các dự án thành phần theo các đoạn: Dầu Giây – Tân Phú, Tân Phú – Bảo Lộc, Bảo Lộc – Liên Khương, đề xuất sử dụng vốn hỗ trợ của nhà nước trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025. Đến tháng 1/2021, UBND tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai đã có văn bản báo cáo Thủ tướng đề xuất phương án đầu tư đoạn Tân Phú – Bảo Lộc dài 67km theo phương thức đối tác công tư (PPP), có tổng mức đầu tư khoảng 18.200 tỷ đồng. UBND hai tỉnh trên đề nghị giao UBND tỉnh Lâm Đồng làm cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức thực hiện dự án.

3.3.2 Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu 

  • Theo báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu giai đoạn I được UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu gửi Thủ tướng, dự án dài 53,7km với điểm đầu kết nối tuyến tránh quốc lộ 1 qua TP Biên Hòa, điểm cuối giao với đường vành đai TP Bà Rịa (quốc lộ 56).
  • Tuyến cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu được đề xuất đầu tư theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A, quy mô 4 – 6 làn xe, chiều rộng nền đường 24,75 – 34,5m tùy theo từng đoạn. Tổng mức đầu tư sơ bộ giai đoạn I là 19.012 tỉ đồng (chi phí xây dựng 9.115 tỉ đồng, chi phí giải phóng 5.985 tỉ đồng).

4. So sánh một số cổ phiếu trong ngành với HTN : Với kết quả kinh doanh 6 tháng và thị giá sau 5 tháng thì ngành xây dựng có P/E ngành ở  mức 27.4, cao hơn P/E của thị trường là 16. Hiện tại giá của cổ phiếu HTN sau 6 tháng theo P/E  của thị trường đang ở mức 38.9 ngàn đồng/ cổ phiếu so với mức đóng cửa ở ngày 27/8/2021 thì giá hiện tại đã cao hơn 11% so với giá trị của HTN. Như vậy động lực tăng trưởng của HTN sẽ nằm ở quý 3 và quý 4, nếu kết quả kinh doanh của HTN tiếp tục tăng trưởng thì giá cổ phiếu của HTN sẽ tiếp tục tăng. Còn theo giá của P/E ngành đang là 70 ngàn đồng/ cổ phiếu.

5. Đồ thị kỹ thuật: 

  • Ngày 9/8/2021 cổ phiếu HTN đã xuất hiện tín hiệu mua Pocket và tiếp đến phiên ngày 11/8/2021 cổ phiếu đã thoát ra khỏi xu hướng giảm vùng 38 ngàn đồng/ cổ phiếu với khối lượng lớn. Chúng Tôi cũng đã thiết lập vị thế mua đối với HTN dưới vùng 38 ngàn đồng/ cổ phiếu đối với HTN;
  • Tiếp đến các phiên 20/8/2021 và 27/8/2021 cổ phiếu tiếp tục xuất hiện tín mua pocket và vị trí các đường MA đang dần xếp theo trật tự tăng.

6. Kết luận: Cổ phiếu HTN theo Chúng Tôi đánh giá là khá tích cực trong kết quả kinh doanh cũng nhưng những dự án, hưởng lợi từ đầu tư công. Khả năng giá cổ phiếu sẽ có chuyển biến tích cực trong 6 tháng cuối năm 2021. Phần định giá được Chúng Tôi gửi đến khách hàng, nhà đầu tư có nhua cầu mở tài khoản chứng khoán VPS với tài sản trên 200 triệu, liên hệ Admin: Huấn, zalo/sđt : 0962.083088 để nhận tư vấn. 

Bài viết không khuyến nghị mua – bán, chỉ mang tính chất tham khảo. Mỗi quyết định mua – bán mỗi người tự chịu trách nhiệm. 

Siêu phẩm sẽ được giao đến khách hàng khi hết dịch, đặt sách trước:

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

5 + eight =