Tranh cãi với bảng điện tử là sai lầm lớn, đặc biệt hơn đó là những lý dó cá nhân đã tạo thành “Mốc neo” trong phân tích kỹ thuât. Câu trích dẫn của William O’Neil ngắn gọn, nhưng nó đúng cho dù bạn là nhà tư giá trị, tăng trưởng, lướt sóng… : “Triết lý của tôi là tất cả cổ phiếu đều xấu. Không có cổ phiếu nào tốt trừ khi chúng tăng giá. Nếu các cổ phiếu giảm giá, bạn phải cắt lỗ thật nhanh. Ôm chặt lỗ là một trong những sai lầm chết người của hầu hết mọi nhà giao dịch.”
Một nhà đầu tư khi thực hiện giao dịch cổ phiếu mỗi người sẽ có một mức chịu đựng khác nhau. Tôi lấy ví dụ cũng một hệ thống, cũng điểm mua, cũng điểm cắt lỗ… Nhưng tâm lý của mỗi người sau khi chốt lỗ, lãi là khác nhau, cơ bản nguồn tiền và thu nhập của bạn khi bước vào giao dịch đã khác nhau. Có những người đầu từ chứng khoán trên 3 năm nhưng vẫn lỗ lên vài trăm triệu nhưng họ vẫn tồn tại vì cơ bản khoản lỗ đó với họ là bình thườn xem như là 1 tháng lương, nhưng đối với những người khác là cả 4-5 năm tích lũy với mức chi tiêu hiện tại .Nên khi áp dụng một phương pháp vào mua cổ phiếu “Đừng nhìn cách mua – bán của người khác mà áp dụng đối với chính bản thân mình”
Tôi lấy ví dụ cổ phiếu BSR kể từ lúc lên sàn ngày 1/3/2018 giá cao nhất 33.6K, nhưng tới thời điểm hiện tại 29.12.2019 giá đòng cửa của BSR ở mức 8.2K tức giảm 75% trong khi chỉ số Vnindex giảm 21%, tức BSR giảm hơn 3.5 lần so với Vnindex
Kết quả kinh doanh của BSR trong những quý vừa qua có dấu hiệu giảm tốc .
Trên đồ thị của BSR kể từ lúc niêm yết trên sàn 1/3/2018 có 2 mẫu hình lặp lại: Kênh giá song song và tam giác . Nhưng phiên giảm điểm kèm khối lượng lớn. Mẫu hình dễ dàng tìm thấy ví dụ ở các sách: Hướng dẫn theo sóng Elliot
Thay vì mua sớm cổ phiếu BSR có thể sử dụng kênh giá, tuyệt chiêu khá đơn giản nhưng rất hiệu quả. Đối với toán học “Qua hai điểm sẽ vẽ được đường thẳng” . Trong trường hợp của BSR cũng vậy, chúng ta dễ dàng nhìn thấy và vẽ kênh giá đối với BSR. Xu hướng của BSR là xu hướng giảm, nhưng khi giá vượt qua kênh giá thì BSR sẽ thoát ra khỏi xu hướng giảm, nhưng sau xu hướng giảm cổ phiếu đâu phải tăng liền mà phải đến giai đoạn tích lũy.
Chu trình tăng giá của một cổ phiếu gồm 4 giai đoạn:
- Tích lũy;
- Tăng giá;
- Phân phối;
- Giảm giá.
Bốn giai đoạn này dễ dàng tìm thấy ở sách: Cách Tư Duy và Giao Dịch của Nhà Vô Địch Đầu Tư Chứng Khoán Mark Minervini .Chu trình này hầu như nhà đầu tư nào cũng nắm và hiểu được lý thuyết. Nhưng thực tế họ lại kỳ vọng, sợ cổ phiếu tăng giá và thường tỏ ra “thông minh hơn thị trường” mua khi cổ phiếu chưa thoát ra khỏi mẫu hình giảm giá, ở đây tôi chưa đề cập là cổ phiếu phải trải qua giai đoạn “Tích lũy” mới tăng được.
Thay vì thế Bạn hãy nhìn thực tế trên đồ thị và loại bỏ những thông tin ngoài lề làm bạn mất kỷ luật và mất thời gian. “Hãy nhìn vào túi tiền và mục đích của mình, đừng nhìn vào túi tiền và hành động của người khác” nó có thể giết chết bạn.
Theo Brian Hoàng , sáng lập Tinh Hoa Tài Chính
BỘ SÁCH ĐẦU TƯ TĂNG TRƯỞNG CỦA PHÙ THỦY CHỨNG KHOÁN MARK MINERVINI.
Phương Pháp Mới Để Giao Dịch Kiếm Sống
Cách Tư Duy và Giao Dịch của Nhà Vô Địch Đầu Tư Chứng Khoán Mark Minervini
Hướng Dẫn Giao Dịch Theo Sóng Elliott
GIAO DỊCH NHƯ MỘT PHÙ THỦY CHỨNG KHOÁN (TRADE LIKE STOCK MARKET WIZARD)
Bộ sách “Làm Giàu Qua Chứng Khoán” + “Hướng Dẫn Thực Hành CANSLIM”
Lột Xác Để Trở Thành Nhà Đầu Tư Giá Trị